Danh mục
Trang chủ / Tin Tức 24/7 / Giải bài toán nhân lực ngành Y tế Việt Nam

Giải bài toán nhân lực ngành Y tế Việt Nam

Trong nhiều năm nay, tình trạng thiếu hụt nguồn nhân lực luôn là vấn đề “nóng” của ngành y tế.. Lần đầu, Bộ Y tế áp dụng hình thức hội nghị trực tuyến giữa ba điểm cầu Hà Nội, Huế và TP Hồ Chí Minh về đào tạo đội ngũ Bác sĩ, Dược sĩ đảm bảo cả về số lượng và chất lượng, đảm nhiệm tốt công tác bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân.

Thực trạng nhân lực ngành Y tế

Theo thống kê của Vụ Khoa học và Ðào tạo Bộ Y tế, số Bác sĩ phục vụ 10 nghìn dân từ năm 2001 đến 2006 có xu hướng tăng dần đều (4,1 – 6,2/10 nghìn dân). Tuy nhiên, do dân số nước ta tăng mỗi năm thêm khoảng một triệu người, nhu cầu khám chữa bệnh tăng nhanh hơn mức tăng trưởng kinh tế… cho nên nhu cầu nhân lực y tế trong thời gian tới là rất cấp thiết. Tuy nhiên so với các ngành khác, sự tăng trưởng này không thể tăng nhanh do phải mất thời gian sáu năm đối với đào tạo bác sĩ, năm năm đối với dược sĩ đại học và khoảng ba năm cho hệ Trung cấp Dược.

Giải bài toán nhân lực ngành Y tế Việt Nam
Nhu cầu khám chữa bệnh tăng nhanh

Mặt khác do chỉ tiêu đào tạo cán bộ Y tế một số năm trước đây rất hạn chế, hoặc do sự hạn chế trong các định mức cán bộ Y tế không thay đổi trong hàng chục năm nay. Nếu như năm 1986 đã đạt bình quân 42,8 cán bộ y tế/ 10 nghìn dân nhưng đến năm 2006 tỷ lệ này chỉ là 32 cán bộ/ 10 nghìn dân.

Trong năm năm gần đây, số lượng cán bộ Y tế tăng ở một số vùng: Ðông Bắc, Bắc Trung Bộ, Ðông Nam Bộ, Tây Nguyên; nhưng lại giảm ở Tây Bắc, Nam Trung Bộ, đồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL). Ðáng chú ý, bình quân tổng số cán bộ y tế/ 10 nghìn dân ở khu vực Tây Bắc, Ðông Bắc lại cao hơn khu vực đồng bằng sông Hồng.

Thêm vào đó, về chất lượng đội ngũ cán bộ Y tế chưa cao, đội ngũ cán bộ Y tế có trình độ đại học trong công tác điều trị còn thấp, chủ yếu vẫn là các loại hình Y sĩ đa khoa, nữ hộ sinh Trung học.

Thực trạng đáng lo ngại là khi số lượng Bác sĩ được đào tạo hằng năm vẫn tăng (mỗi năm các cơ sở đào tạo cung cấp khoảng gần năm nghìn nhân viên y tế bậc đại học mới). Nhưng do nhiều nguyên nhân mà chỉ có một số rất ít về phục vụ tại các tỉnh vùng sâu, vùng xa, thuộc các khu vực Tây Bắc, Tây Nguyên, ÐBSCL… Phần lớn họ đều tập trung tại các tỉnh, thành phố, khu đô thị lớn, do vậy khiến bức tranh thiếu hụt về cán bộ Y tế lại càng phân chia thành những “mảng tách biệt”.

Mặc dù Nhà nước và các địa phương đã áp dụng một số chính sách, chế độ tạo nguồn nhân lực cho Y tế các tỉnh vùng sâu, vùng xa (chính sách cử tuyển, đào tạo chuyên tu, hợp đồng theo địa chỉ) nhưng phần lớn các địa phương thuộc các vùng này vẫn rất khó khăn trong việc tuyển dụng cán bộ Y tế. Nguyên nhân chính là do điều kiện sống thấp và các chính sách chưa đủ sức thu hút cán bộ về công tác.

Tại một số địa phương dù thiếu nhân lực nhưng vẫn có tình trạng khó xin việc vào các bệnh viện, các “chuyên khoa hấp dẫn”, một phần vì bị khống chế số biên chế được giao hằng năm, một phần khác là các thủ tục phiền hà trong việc tuyển nhân lực.

Giải pháp thúc đẩy nguồn nhân lực ngành Y tế?

Ðể đáp ứng số lượng cán bộ nhưng vẫn bảo đảm về chất lượng các cơ sở đào tạo cần có giải pháp, bước đi thích hợp để tạo sự cân bằng giữa bằng cấp và trình độ.

Bác sĩ Từ Thanh Chương, Giám đốc Sở Y tế Ðồng Nai nêu giải pháp: Về cơ bản, cần tăng chỉ tiêu tuyển sinh đối với các trường y, dược trên cả nước; bên cạnh đó cho phép các địa phương được liên kết, hợp đồng đào tạo chính quy ngoài chỉ tiêu theo địa chỉ và địa phương chịu kinh phí để sớm đáp ứng yêu cầu, nhất là các học sinh thi không đạt điểm vào trường nhưng trên điểm sàn theo quy định của Bộ Giáo dục và Ðào tạo. Tăng cường công tác xã hội hóa trong đào tạo cán bộ y tế, khuyến khích tư nhân và các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào đào tạo nguồn nhân lực y tế; mở rộng gửi đi đào tạo ở nước ngoài thông qua tổ chức thống nhất từ Bộ Y tế có hỗ trợ một phần kinh phí, địa phương, gia đình cùng tham gia để nâng cao chất lượng đào tạo.

Giải bài toán nhân lực ngành Y tế Việt Nam

BS Nguyễn Sơn, Giám đốc Sở Y tế Vĩnh Phúc kiến nghị nên tăng cường công tác đào tạo hệ chính quy trong các trường đại học, không nên quá hạn chế trong đào tạo bác sĩ khi nhu cầu ở các cơ sở y tế đang ngày càng lớn. Tuy nhiên, bên cạnh đó phải có giải pháp bắt buộc sinh viên ra trường phải chịu sự phân công của tổ chức.

Tuy nhiên, TS Nguyễn Tiến Quyết, Giám đốc Bệnh viện hữu nghị Việt – Ðức cho rằng: Ðào tạo y dược là một ngành đặc thù, không thể rút ngắn thời gian thực hành được, chúng ta đừng sốt ruột, mà hãy cứ đào tạo từ từ, để tạo ra những lớp đàn em, đàn cháu phải đáp ứng được các yêu cầu của khu vực. Hãy cứ đào tạo theo đà hiện nay thì 10 năm nữa chúng ta sẽ có được một đội ngũ nhân lực tốt.

TS Nguyễn Thị Kim Tiến, Thứ trưởng Bộ Y tế khẳng định: Phải ít nhất 10 năm nữa mới có thể đáp ứng đủ nhu cầu xã hội về nhân lực y tế. Ðó là về số lượng, còn chất lượng thì lại là cả một vấn đề lớn. Chính vì vậy các địa phương cần xây dựng kế hoạch nhu cầu cụ thể cho từng năm, từng chuyên ngành, đề xuất mô hình, loại hình đào tạo như thế nào cho phù hợp, trong đó chú trọng đến chất lượng. Bộ Y tế sẽ là cầu nối chuyển tải nhu cầu này đến các nhà cung cấp, tức các cơ sở đào tạo.

Nếu Bạn yêu thích ngành Y Dược, mong muốn đóng góp sức lực trong công tác bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân hãy liên hệ Trường Trung cấp Y Khoa Pasteur theo địa chỉ:

Trường Trung cấp Y khoa Pasteur Hà Nội: Số 101 Tô Vĩnh Diện – Khương Trung – Quận Thanh Xuân – TP.Hà Nội. (Gần Cầu Vượt Ngã Tư Sở). Điện thoại tư vấn: 04.6296.6296 – 09.8259.8259

Giải bài toán nhân lực ngành Y tế Việt Nam

Trường Trung Cấp Y Khoa Pasteur Thái Nguyên: Ngõ 233 Đường Quang Trung – Tổ 8 Phường Tân Thịnh – TP Thái Nguyên, Tỉnh Thái Nguyên. Điện thoại tư vấn: 0280.6556.333.

Click vào đây để arrow Đăng ký tuyển sinh Trực tuyến