Danh mục
Trang chủ / Tin Tức 24/7 / Hành tím chữa bệnh gì trong Y học cổ truyền?

Hành tím chữa bệnh gì trong Y học cổ truyền?

Hành tím được mệnh danh là “vua của các loại rau củ có tác dụng phòng trị bệnh”. Hiện nay hành tím được sử dụng nhiều trong các bài thuốc Y học cổ truyền.

hanh-tim-chua-benh

Hành tím chữa nhiều bệnh

Hành tím có những tác dụng chữa bệnh gì?

Theo Health Sina, từ xưa đến nay, cả Đông và Tây y đều coi trọng công dụng của hành tím. Loài này còn có tên gọi khác là hành bóng, hành Hà Lan, được mệnh danh là “vua của các loại rau” với lịch sử hơn 5.000 năm. Đến nay hành được trồng phổ biến trên khắp thế giới.

Y sĩ Y học cổ truyền cho biết rằng hành tím vị ngọt, cay nhẹ, hơi chát, ấm áp, có tác dụng nhuận trường, lưu thông khí huyết dạ dày, tốt cho lá lách, trừ cảm lạnh, dễ tiêu hóa, giải độc. Y học hiện đại phát hiện loại củ này có tính kháng khuẩn chống viêm, lợi tiểu, trị tiêu chảy, giảm đường trong máu, hạ huyết áp, hạ cholesterol và nhiều vai trò khác. Các chuyên gia y tế cho biết chất prostaglandin có trong củ hành giúp bảo vệ tuyến tiền liệt.

tuyen-sinh-y-si-y-hoc-co-truyen-2016

Tuyển sinh Y học cổ truyền năm 2016

Hành tím có vị cay, mùi hơi hăng nên nhiều người khó dùng, nhưng lợi ích sức khỏe của nó rất lớn. Nghiên cứu cho thấy các sulfua trong hành có tác dụng chống đông máu, giúp ngăn chặn tiểu cầu tập trung không cần thiết. Chất này còn giúp giảm nồng độ cholesterol và triglyceride, cải thiện chức năng của màng hồng cầu. Hành cũng rất giàu chất chống oxy hóa flavonoids, ăn thường xuyên có thể ngăn ngừa đau tim.

Ngoài ra, một số nghiên cứu của Ngành Y cho thấy ăn hành giúp tăng mật độ xương, giảm loãng xương ở phụ nữ sau mãn kinh. Mỗi ngày ăn hành có thể giảm nguy cơ gãy xương hông. Loại củ này cũng rất giàu hợp chất lưu huỳnh đóng vai trò quan trọng trong hình thành các mô liên kết của cơ thể con người.