Danh mục
Trang chủ / Tin Tức 24/7 / Y sĩ tư vấn có nên mổ nội soi thoát vị đĩa đệm?

Y sĩ tư vấn có nên mổ nội soi thoát vị đĩa đệm?

Căn bệnh thoát vị đĩa đệm khiến người bệnh rất đau đớn, có khi không đi được. Y sĩ đa khoa cho biết với những bệnh nhân thoát vị đĩa đệm ở giai đoạn nặng hơn, không thể được điều trị bằng sóng cao tần, các bác sĩ có thể áp dụng phương pháp mổ nội soi để lấy đĩa đệm.

Giảm nguy cơ biến chứng khi mổ nội soi

Trước đây để điều trị bác sĩ phải mổ mở, người bệnh gây mê toàn thân hoặc gây tê cục bộ nên khi bác sĩ can thiệp, có chạm vào dây thần kinh cả bác sĩ, người bệnh đều không biết. Chỉ đến khi xong cuộc mổ, bệnh nhân bị biến chứng liệt mới biết ca mổ để lại di chứng. Đặc biệt với mổ mở sẽ phá hủy toàn bộ cấu trúc cột sống, cơ xương nên cột sống bị ảnh hưởng, tái phát nhanh chóng.

Y sĩ tư vấn có nên mổ nội soi thoát vị đĩa đệm?
Mổ mở sẽ phá hủy toàn bộ cấu trúc cột sống

Còn với phẫu thuật nội soi, bệnh nhân được gây tê tại chỗ và tỉnh hoàn toàn để cùng bác sĩ kiểm soát hoàn toàn ca mổ. Chỉ cần chạm vào dây thần kinh, người bệnh đau sẽ nói ngay với bác sĩ nên giảm được nguy cơ biến chứng.

Lấy thoát vị ít xâm lấn

Theo Y sĩ cho biết, lấy thoát vị ít xâm lấn cũng là một phương pháp phẫu thuật tiến bộ trên thế giới. Thay bằng mổ mở quan sát mắt thường, nay nhờ công nghệ mới với ống nong có đèn chiếu sáng (đường kính 1,5cm) bác sĩ dễ dàng đặt ống nong vào chỗ thoát vị để lấy thoát vị ra. Phương pháp này được áp dụng cho những bệnh nhân không thể can thiệp được bằng nội soi. Công dụng của phương pháp này cũng tương tự nội soi bởi qua ống nong đường kính nhỏ nên cấu trúc cột sống ít bị tổn thương, ít bị phá hủy nên không gây ảnh hưởng đến cột sống.

Y sĩ tư vấn có nên mổ nội soi thoát vị đĩa đệm?
Bệnh thoát vị đĩa đệm khiến người bệnh rất đau đớn

Thay đĩa đệm nhân tạo cột sống cổ

Trước đây ở bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cột sống cổ giai đoạn muộn không thể tiến hành các phương pháp trên, người ta can thiệp bằng cách bỏ đĩa đệm bị hỏng rồi thay thế bằng miếng ghép đĩa đệm (hoặc mảnh xương) rồi đóng cứng lại, hàn hai đốt sống lại với nhau. Do vậy cử động của người bệnh bị hạn chế và có nguy cơ làm hỏng các đĩa đệm liền kề nhanh hơn.

Nhưng với phương pháp thay đĩa đệm nhân tạo, người bệnh vẫn có thể thực hiện các động tác linh hoạt thông thường như với đĩa đệm bình thường. Y sĩ Trung cấp cho biết sau thay đĩa đệm nhân tạo người bệnh vẫn có thể cúi, ưỡn, xoay nghiêng trái, nghiêng phải. Phương pháp này lần đầu tiên thực hiện tại Việt Nam là vào năm 2009 do các bác sĩ BV Việt Đức thực hiện. Đến nay kỹ thuật này đã ứng dụng, điều trị thành công cho hàng trăm người bệnh.

Cố định cột sống bằng rô bốt

Việt Nam là nước đầu tiên trong khu vực Đông Nam Á và nước thứ 2 khu vực châu Á (sau Nhật Bản) áp dụng thành công kỹ thuật này. Phẫu thuật cố định cột sống bằng rô bốt được ứng dụng để chữa trị cho những trường hợp nặng gây trượt đốt sống, thoái hóa hỏng đĩa đệm.

Y sĩ tư vấn có nên mổ nội soi thoát vị đĩa đệm?
Chuyển đổi văn bằng 2 Y sĩ đa khoa năm 2015

Đặc biệt, các kỹ thuật điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống tiên tiến này còn được BV Việt Đức chuyển giao kỹ thuật cho các bệnh viện tuyến dưới. Hiện nay nhiều bệnh viện tuyến dưới tại Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Hải Dương, Quảng Ninh, Điện Biên, Lào Cai… đều thực hiện được nhiều kỹ thuật can thiệp đĩa đệm, cột sống khó. Nhờ vậy giúp người bệnh tiếp cận với kỹ thuật điều trị cao ngay tại địa phương, giảm chi phí cho người bệnh và giảm quá tải tuyến trên. Không những chuyển giao kỹ thuật thành công cho bệnh viện trong nước, mà nhiều bác sĩ đến từ các quốc gia Đông Nam Á như Philiphin, Indonesia… cũng sang Việt Nam học hỏi để ứng dụng các kỹ thuật điều trị đĩa đệm, cột sống.

Nguồn: Báo dân trí