Hoa đào không chỉ là loài hoa đẹp nhất trong mùa xuân, ngoài vẻ đẹp tao nhã và hương thơm thanh khiết, hoa đào còn được mệnh danh là vị thuốc của mùa xuân, là vị thuốc hay của nền y học cổ truyền Việt Nam.
Theo y sĩ y học cổ truyền, hoa đào vị đắng, không độc, có tính bình, vị đắng, đi vào 2 kinh can – vị, có công năng hoạt huyết, lợi thủy, thông tiện, chữa trị chứng thủy thũng, đàm ẩm, tích trệ, đại tiểu tiện không lợi, kinh nguyệt không thông… Loài hoa này còn dùng để chữa bệnh sởi, thủy đậu. Nhưng, lưu ý phụ nữ có thai không được dùng, vì thuốc gây hưng phấn, kích thích tử cung. Hoa đào phơi âm can (phơi bóng râm), giã nát, uống nóng với ít rượu có thể thông đại tiện, trừ được đàm ẩm và chức súc thủy (tồn đọng nước) ở thận, bàng quang, chuyên trị bệnh cước khí (ngứa do thời tiết lạnh).
Công dụng của Hoa Đào
Chữa thủy thũng: hoa đào lượng vừa đủ, nghiền bột, mỗi lần lấy 6g cho vào nước cháo loãng, uống lúc đói. Ngày 3 lần hoặc nấu cháo hoa đào ăn.
Chữa táo bón: bột hoa đào 30g, bột mì 100g làm bánh ăn, hoặc bột hoa đào 10g chia 2 lần hòa nước ấm uống lúc đói.
Chữa đau eo lưng: hoa đào 100g, gạo nếp 500g, hoa đào giã vụn, trộn gạo nếp cho nước nấu thành cơm khô để nguội rồi cho men rượu ủ thành cơm rượu dùng dần.
Chữa liệt dương: hoa đào, hoa hồng, hoa tường vi, hoa mai, hoa hẹ, trầm hương mỗi thứ 30g, nhân hạt đào 240g, rượu 2.500ml. 7 vị trên cho vào túi lụa treo vào trong 1 hũ sành sứ bịt kín miệng hũ. Ngâm 1 tháng, mỗi lần uống 20ml, ngày uống 2 lần vào 2 bữa ăn chính.
Chữa bế kinh: hoa đào 25g ngâm vào 250ml rượu trong 1 tuần. Mỗi lần uống 10ml hòa với nước ấm, hoặc hoa đào 10g cho vào cơm rượu 50g trộn đều, chưng cách thủy cho nhừ hoa để bớt nóng, ăn cả cơm và hoa. Ngày 1 lần, liền 1 tuần.
Chữa sỏi thận: hoa đào, hổ phách mỗi vị 6g. Nghiền hoa đào trộn đều với hổ phách mỗi lần 6g cho vào 1 tô lớn nước, nấu trong nửa giờ, lọc lấy nước uống. Ngày 2 lần.
Chữa lở ngứa da mặt: hoa đào, nhân hạt bí đao, lượng bằng nhau. Gộp hai thứ tán bột hòa mật mía, bôi vào chỗ lở ngứa.
Hoa đào nấu với gạo tẻ, mật ong và đường thành cháo để ăn, có tác dụng hoạt huyết, chữa đại tiểu tiện bí kết.
Hoa đào và hoa mai lượng bằng nhau (dùng hoa khô), pha (với nước sôi) cho ra nước, dùng nước này để rửa mặt, có tác dụng tẩy bỏ dần các vết thâm và nốt xám đen trên mặt, làm đẹp da.
Dùng hoa đào để rửa mặt, nhất là đối với những người da mẫn cảm, có nhọt lâu khỏi, có thể dùng hoa đào và muối ăn cùng lượng, giã nát trộn đều hòa với giấm thoa lên mặt. Nếu trên mặt có nốt mụn ra nước vàng hoặc mủ đặc, có thể dùng bột hoa đào hoặc trà hoa đào để uống.
Hạt đào gọi là đào nhân, có tính bình, vị ngọt đắng, hoạt huyết, thường dùng phối hợp với hoa hồng để tăng cường lưu thông máu.
Hoa đào, hoa hồng, hoa tường vi, hoa mai, hoa rau hẹ, trầm hương (mỗi loại 30 gr), đào nhân 24 gr. Đem các vị trên ngâm trong 1 lít rượu, đậy kín, sau 1 tháng có thể đem ra dùng được. Trong quá trình ngâm nên lắc nhiều lần cho thật đều. Mỗi lần uống 20 ml, ngày uống 1-2 lần, có tác dụng cải thiện chứng liệt dương.
Hoa đào 100 gr, rửa sạch ngâm với 1 lít rượu trắng, đậy nắp kín, sau một tuần lấy ra uống. Ngày uống 3 lần, mỗi lần uống 10 ml có tác dụng hoạt huyết.
Để làm hết các nếp nhăn trên mặt, Dược sĩ cho rằng có thể dùng nước sắc hoa đào rửa mặt hoặc lấy hoa đào, nhân hạt bí đao nghiền mịn, trộn với mật ong, buổi tối xoa lên mặt, sáng dậy rửa đi, các vết nhăn sẽ dần dần hết.
Hoa đào 10 gr, hoa sen 15 gr, phơi khô, nghiền nhỏ, chia 3 lần bỏ vào cốc thủy tinh, pha nước sôi như pha trà, để một lát cho nước còn ấm, uống như uống nước trà, nhằm chữa các vết sắc tố trên da mặt.