Danh mục
Trang chủ / Trung Cấp Y / Kỹ Thuật Vật Lý Trị Liệu / Giải phẫu và sinh hóa học đĩa đệm thắt lưng

Giải phẫu và sinh hóa học đĩa đệm thắt lưng

Thoát vị đĩa đệm thắt lưng là một loại bệnh lý được quan tâm nhất trong hoàn cảnh hiện nay. Kỹ thuật viên vật lý trị liệu cho biết thoát vị đĩa đệm thường xảy ra ở người trẻ, lứa tuổi thường gặp từ 30 đến 50 tuổi.

Giải phẫu và sinh hóa học đĩa đệm thắt lưng
Thoát vị đĩa đệm thắt lưng là bệnh lý được nhiều người quan tâm

Thành phần của đĩa đệm thắt lưng

Đĩa đệm thắt lưng có hai thành phần, đó là khối dịch sệt bên trong, nhân nhày và sợi bản sống. Một phức hợp sụn sợi tạo thành mặt khớp giữa hai  thân sống và giữ chặt liên sống để làm cho ống sống hoạt động theo đúng trục. Nhân đĩa đệm nằm theo một vòng tròn không đồng tâm có vòng xơ bao bọc, thường gần bờ sau của đĩa. Nhân đệm bao gồm những dải xơ thường mềm mại và lỏng bọc sâu bên trong chất keo gelatin. Những sợi tạo thành một tấm lưới không đều nhau. Trong mạng sợi này là nhiều tế bào, một vài trong số đó là tế bào sụn. Trong số nhân này có sự pha trộn không nhiều cùng với vòng xơ. Các cấu trúc hiện nay cho thấy rằng các vòng không đồng tâm của hệ thống sợi nhằm bao bọc nhân để giúp cho đốt sống liên kết chặt với nhau. Những tấm sợi này theo một hệ thống dọc. Về phương diện sinh tồn, chức năng của đĩa đệm đủ để chịu lại một lực ép trong đốt sống, với chức năng chính của vòng xơ là chống lại lực căng cả hướng ngang hoặc khi vặn xoắn.

Nói chung, nếu tính tổng cộng đốt sống ( trừ xương cùng-cụt ra ), chiều dài đĩa đệm khoảng ¼ chiều dài của toàn bộ đốt sống nhưng mức độ phân phối không giống nhau. Theo Aeby kết luận rằng tùy theo khu vực đốt sống mà chiều dài đĩa đệm có thể thay đổi khác nhau, 1/5 chiều dài đốt sống cổ, 1/5 chiều dài đốt sống ngực và 1/3 chiều dài đốt sống thắt lưng.

Như vậy, nhân đệm bao gồm chất keo protein-polysaccharide, với một áp lực hấp thu cao gấp 9 lần thể tích nước của nó. Do dưới một áp lực cơ học, nước có thể bị hấp thụ từ nơi nhân đệm và như vậy, đây là hiện tượng sinh vật lý hơn là hiện tượng sinh hoá học. Theo các chuyên gia Vật lý trị liệu, chiều dài đốt sống giảm đi rõ rệt nhưng về đêm thì chiều dài đốt sống trở lại như cũ do hiện tượng giữ nước được tái lập khi nằm nghỉ.

Bảng sụn tận cùng là một lớp bề mặt nằm giữa thân sống và đĩa đệm, được gọi là sụn thấu quang (hyaline cartilage). Bảng sụn thấu quang nầy được bám chặt vào bảng tận cùng thân sống được gọi là lá sàn (sieve-like layer). Đây được coi như là một lớp vôi hóa với những lỗ trong suốt nối  khoang tủy xương với màng tận cùng để cung cấp dinh dưỡng cho đĩa đệm

Vòng xơ của đĩa liên đốt sống bình thường bao gồm các sợi collagen, phần lớn các sợi collagen này là collagen type 2, ngoài ra còn có kết hợp của collagen type 1, số lượng collagen type 1 giảm nhiều hơn ở đoạn cuối . Nhân đĩa điệm gồm proteoglycans, nhất là chondroitin sulphates A và C, kratosulphate và dermatan sulphate với một số lượng nhỏ hyaluronic acid, tất cả gộp chung lại tạo thành những phân tử proteoglycans .Thành phần dịch của nhân đệm lúc sanh là 88% và giảm đến 65% khi có tuổi .Trong khi 78% vòng xơ là nước lúc sanh rồi giảm đến 70% khi lứa tuổi trung niên. Khi đĩa đệm bị thoái hoá, thành phần nước được thay đổi dẫn đến giảm proteoglycan biểu hiện ở lứa tuổi còn trẻ. Bình thường có sự cân bằng giữa sự tổng hợp và sự suy giảm proteoglycan trong đĩa đệm. Về phương diện thực nghiệm, sự tổng hợp này xảy ra tại vị trí nối nhân -vòng xơ. Sự dinh dưỡng bình thường của đĩa đệm được duy trì bởi sự trao đổi dịch, chuyển hoá và oxygen giữa dòng máu và đĩa điệm.

Giải phẫu và sinh hóa học đĩa đệm thắt lưng
Chiều dài đĩa đệm khoảng ¼ chiều dài của toàn bộ đốt sống

Cơ chế của đĩa đệm thắt lưng

Để giúp cho đĩa đệm hoạt động bình thường, oxygen phải được cung cấp đầy đủ để duy trì dinh dưỡng đĩa đệm, nếu bất cứ lý do nào làm giảm oxygen sẽ gây ra sự thay đổi enzym dẫn đến thoái hoá đĩa đệm. Khi có sự thoái hoá hoặc có tổn thương màng tận cùng hoặc tác động xoay lâu ngày sẽ làm ảnh hưởng tới nuôi dưỡng đĩa đệm và làm cho thoái hoá gia tăng.

Nếu dinh dưỡng đĩa đệm bị xáo trộn cũng làm ảnh hưởng đến chuyển hóa của đĩa đệm, đó là yếu tố làm gia tăng đau thắt lưng, điều này được chứng minh bởi V.Mooney (1998). Khi sử dụng đo lường PH bên trong đĩa điệm ở người đau thắt lưng lâu ngày cho thấy có nhiều acid hơn là những người không có triệu chứng đau thắt lưng.

Dựa vào cơ chế trên, người ta nhận xét là có sự cân bằng giữa hấp thu nước, tỉ trọng và căng thẳng cơ cũng như dây chằng trên nhân đệm.  Từ quan điểm bệnh lý đĩa đệm, người ta xem đĩa đệm như là hình quả cầu, khi thoát vị nhân vào trong thân sống kề cận, gọi là điểm Schmorl, làm đĩa đệm mỏng và coi như một thoát vị đĩa đệm. Việc áp dụng Kỹ thuật vật lý trị liệu vào điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm thắt lưng được xem là giải pháp tối ưu nhất.

Giải phẫu và sinh hóa học đĩa đệm thắt lưng
Tuyển sinh Trung cấp Vật lý trị liệu năm 2015

Khi một chồi xương (osteophyte) phát triển mà không có thoát vị đĩa đệm, nó gây ra một kich thích như là sự tạo lập xương mới gắn chặt với dây chằng dọc sau hoặc vòng xơ đến thân sống. Sự tạo lập chồi xương có liên quan đến thoái hóa đĩa đệm được gọi là “ thoái hóa cột sống thắt lưng” (lumbar spondylosis). Trong trường hợp đĩa đệm mỏng do mất đi nhân đệm nhày mà không có thoát vị đĩa đệm, đây chính là một thể thoái hóa đĩa đệm.

Nguồn: bvngoaithankinhqt.org