Danh mục
Trang chủ / Tin Tức 24/7 / Y học cổ truyền điều trị chứng chuột rút

Y học cổ truyền điều trị chứng chuột rút

Chứng chuột rút nguyên nhân thường là do các mạch máu bị viêm, sưng, động mạch xơ cứng, tĩnh mạch giãn nở và do chi dưới vận động quá mức, bị chấn thương, thiếu kali. Theo Y học cổ truyền, chữa chuột rút nên dùng thuốc và xoa bấm huyệt để đạt hiệu quả tốt.

Bài thuốc YHCT: “Thược dược cam thảo thang”

Chỉ 2 vị: thược dược 12g, cam thảo 8g. Đổ nước vừa đủ sắc còn 1/3, uống ấm, trước khi ăn 1 giờ, ngày 2 lần sáng và tối. Tác dụng: tư âm hòa dương, hoãn cấp, chỉ thống. Trị chuột rút co thắt bắp chân, đau thần kinh tọa, đau tức ngực, co giật dạ dày, đau các khớp vai, tay chân, viêm gan, đau sỏi mật, sỏi thận, đi tiểu đau buốt, đau bàng quang, đau trĩ, hen phế quản, trẻ con khóc đêm.

Y học cổ truyền điều trị chứng chuột rút
Chứng chuột rút (vọp bẻ), ai cũng mắc phải

Bài này dùng thược dược, tính hàn để dưỡng huyết, liễm âm, nhu can, chỉ thống. Cam thảo vị ngọt, tính ôn để kiện tỳ ích khí, hoãn cấp, chỉ thống, hai vị phối hợp lấy vị chua ngọt để hóa âm, điều hòa can tỳ, nhu can, chỉ thống.

Thao tác do thủ thuật viên hoặc người nhà trợ giúp

Vị trí huyệt: – Huyết hải: Bờ trong đầu xương bánh chè đo thẳng lên 2 tấc. – Dương lăng tuyền: Dưới đầu gối 1 tấc, huyệt ở chỗ lõm phía ngoài cẳng chân. – Ủy trung: Giữa nếp lằn ngang giữa khoeo chân.- Thừa sơn: Ở điểm giữa đường nối huyệt ủy trung và gót chân, nằm trên rãnh dưới huyệt ủy trung 8 tấc.

– Điểm huyệt thừa sơn trong 1 – 2 phút cho đến khi có cảm giác căng và tê tại chỗ, lan xuống đến bàn chân. Công năng: Thư cân lạc, lương huyết, điều khí, trị bắp chân co rút.

– Điểm huyệt ủy trung, mỗi huyệt được tác động trong 1 – 2 phút cho đến khi có cảm giác căng và tê tại chỗ, lan xuống đến bàn chân. Công năng: Thư cân, phong lạc, đuổi phong thấp, trị bắp chân co rút.

– Điểm và nhào huyệt huyết hải, tác động khoảng 1 phút. Công năng: điều huyết, thanh huyết, hoà vinh, thanh nhiệt.

– Điểm và nhào huyệt dương lăng tuyền, tác động khoảng 1 phút. Công năng: thư gân, mạnh gân cốt, đuổi phong tà ở chân.

– Đẩy và nhào cẳng chân: Làm mặt sau cẳng chân bị bệnh từ trên xuống dưới trong 5 phút.

Y học cổ truyền điều trị chứng chuột rút
Thao tác do thủ thuật viên hoặc người nhà trợ giúp

Bệnh nhân tự làm

– Duỗi chân và ngón chân: Nằm ngửa, giơ chân bị bệnh lên để ở tư thế duỗi thẳng, đồng thời co vào phía trong lưng bàn chân.

– Vỗ cơ bắp chân: Ngồi xếp bằng, tiếp sau co chân đau với góc 100 độ, ấn mạnh gót chân, co nhẹ hai bàn tay, dùng mô gốc của 2 bàn tay vỗ mạnh bắp chân bị co rút từ trên xuống trong khoảng 1 – 2 phút.

– Vặn bắp chân: ngồi gác chân bên bị bệnh lên đùi bên lành, dùng hai bàn tay vặn, bóp và nhào các cơ phía sau cẳng chân 5 phút.

Mỗi ngày làm các thủ thuật trên từ 1 – 2 lần. Nếu chứng chuột rút cứ tái phát vào ban đêm, khi đi ngủ nên nằm nghiêng và giữ đừng để bị nhiễm lạnh. Với người cao tuổi, nên đặt 1 túi nước nóng ở cẳng chân khi đi ngủ tối.

Nếu yêu thích Ngành Y học cổ truyền, có mơ ước trở thành Y sĩ Y học cổ truyền hãy liên hệ Khoa YHCT Trường Trung cấp Y khoa Pasteur.

Trường Trung cấp Y khoa Pasteur Hà Nội: Số 101 Tô Vĩnh Diện – Khương Trung – Quận Thanh Xuân – TP.Hà Nội. (Gần Cầu Vượt Ngã Tư Sở). Điện thoại tư vấn: 04.6296.6296 – 09.8259.8259

Y học cổ truyền điều trị chứng chuột rút

Trường Trung Cấp Y Khoa Pasteur Thái Nguyên: Ngõ 233 Đường Quang Trung – Tổ 8 Phường Tân Thịnh – TP Thái Nguyên, Tỉnh Thái Nguyên. Điện thoại tư vấn: 0280.6556.333.

Click vào đây để arrowĐăng ký tuyển sinh Trực tuyến

Nguồn: Suckhoedoisong.vn