Theo Y học cổ truyền, viêm xoang mãn tính là một dạng hư hỏa. Do đó, điều trị viêm xoang không chỉ nhằm giải quyết việc viêm nhiễm tại chỗ mà chủ yếu là phải bổ âm để tàng dương.
- Y học cổ truyền trị viêm xoang tốt hơn Y học hiện đại?
- Y sĩ đa khoa hướng dẫn điều trị bệnh viêm xoang
Trong Y học cổ truyền chia viêm xoang làm 2 loại: Viêm xoang dị ứng và viêm xoang nhiễm khuẩn. Bài viết này xin giới thiệu cách chữa viêm xoang nhiễm khuẩn. Bệnh chia làm 2 thể: cấp tính và mạn tính.
Bài thuốc Y học cổ truyền trị viêm xoang hiệu quả
Bài thuốc Y học cổ truyền trị viêm xoang nhiễm khuẩn cấp tính
Người bệnh có biểu hiện ngạt mũi, chảy nước mũi màu vàng có mủ, xoang hàm và xoang trán đau, viêm hố mũi kèm theo sợ lạnh, sốt, nhức đầu. Phương pháp chữa là thanh phế tiết nhiệt, giải độc. Dùng một trong các bài:
Bài 1: sinh địa 16g, huyền sâm 12g, đan bì 12g, mạch môn 12g, kim ngân 16g, ké đầu ngựa 16g, tân di 8g, hoàng cầm 12g. Sắc uống.
Bài 2: Bột cam xanh: Dùng theo phương pháp điều trị cam mũi trong hướng dẫn sử dụng thuốc hoặc dùng nước NaCl 0,9% rửa mắt và mũi (10ml), bỏ 1/2 hoặc 1/3, cho bột thuốc của 1 ống cam xanh vào, lắc đều, nhỏ mỗi bên mũi 2-3 giọt.
Bài thuốc Y học cổ truyền trị viêm xoang nhiễm khuẩn mạn tính
Người bệnh có biểu hiện xương hàm và xương trán ấn thấy đau; thường chảy nước mũi có mủ và hôi, khứu giác giảm, nhức đầu thường xuyên. Phương pháp chữa là dưỡng âm, nhuận táo, thanh phế, giải độc. Dùng một trong các bài:
Bài 1: sinh địa 16g, huyền sâm 12g, đan bì 12g, mạch môn 12g, kim ngân 16g, ké đầu ngựa 16g, tân di 8g, hoàng cầm 12g. Sắc uống.
Bài 2: Bột cam xanh: Dùng theo phương pháp điều trị cam mũi trong hướng dẫn sử dụng thuốc hoặc dùng nước NaCl 0,9% rửa mắt và mũi (10ml), bỏ 1/2 hoặc 1/3, cho bột thuốc của 1 ống cam xanh vào, lắc đều, nhỏ mỗi bên mũi 2-3 giọt.
Lưu ý khi sử dụng thuốc Y học cổ truyền
Theo các Y sĩ Y học cổ truyền để tăng hiệu quả điều trị, người bệnh nên ăn, uống các món sau:Canh tân di, phổi lợn: phổi lợn 500g, tân di 10g, thương nhĩ tử 20g, bạch truật 15g, phục linh 15g. Phổi lợn rửa sạch thái lát, các dược liệu cùng cho trong túi vải xô, cùng nấu nhừ, lấy bỏ túi bã dược liệu, thêm gia vị làm canh. Mỗi ngày cho ăn 1 lần, liên tục 5-10 ngày. Dùng cho người bệnh tắc mũi, ngạt mũi, chảy nước mũi, đau đầu, quên lẫn, niêm mạc mũi sưng nề, có tiết dịch nhầy.
Canh tân di, trứng gà: tân di 9g, trứng gà 3 quả, nấu thành canh cho ăn. Dùng cho người bệnh viêm mũi, viêm xoang mũi.
Tuyển sinh Trung cấp Y học cổ truyền 2015
Dưa hấu xào cà rốt: vỏ dưa hấu 300g, cà rốt 200g, gừng tươi 12g. Vỏ dưa cạo bỏ lớp mỏng ngoài: thái lát; cà rốt thái lát, gừng tươi đập giập; tất cả đem xào với dầu thực vật, thêm gia vị. Cho ăn thành bữa phụ hoặc ăn trong bữa chính. Ngày 1 lần, đợt dùng 7-10 ngày. Dùng cho các bệnh nhân viêm xoang mũi.
Nguồn:suckhoedoisong.vn