Bệnh suy nhược thần kinh là bệnh phổ biến ở Việt Nam và nhiều nước trên thế giới. Y học cổ truyền cho rằng hầu hết các trạng thái suy nhược thần kinh đều thể hiện bằng các triệu chứng toàn thân như: Dễ bị kích thích do suy nhược cơ thể… Chữa bệnh chủ yếu là dùng Vật lý trị liệu kết hợp YHCT.
- Y học cổ truyền điều trị chứng chuột rút
- Y học cổ truyền cấp cứu bệnh nhân tai biến mạch máu não như thế nào?
Thể can và tâm khí uất kết
Tương ứng với giai đoạn hưng phấn tăng và do sang chấn tinh thần gây ra bệnh. Triệu chứng: tinh thần uất ức, hay phiền muộn, đầy tức, hay thở dài, bụng trướng đầy hơi, ăn kém, rêu lưỡi trắng, mạch huyền. Phép chữa: sơ can, lý khí, an thần. Dùng các bài thuốc sau:
Bài 1: Câu đằng 12g, cúc hoa 8g, thảo quyết minh 12g, cam thảo dây 12g, tô ngạnh 8g, hương phụ 8g, chỉ xác 8g, uất kim 8g. Sắc uống ngày 1 thang.
Bài 2: “Tiêu dao thang” gia giảm: Sài hồ, hoàng cầm, bạch truật, phục linh, bạch thược, đại táo mỗi vị đều 12g; thanh bì, bạc hà, uất kim, hương phụ, chỉ xác, táo nhân mỗi vị đều 8g; cam thảo 6g. Sắc uống ngày 1 thang.
Bài 3: “Lý khí giải uất” thang: phục linh 12g; hương phụ, uất kim, bạch tật lê, chỉ xác mỗi vị 8g.
Nếu mắt đỏ, miệng đắng do hưng phấn tăng thì thêm đơn bì 8g, chi tử 12g.
Nếu hay hồi hộp, ngủ mơ, táo, rêu lưỡi vàng, mạch huyền hoạt (đàm hỏa uất kết) thêm trúc nhự 6g, bán hạ chế 8g.
Nếu khó thở, tức ngực cảm giác khó nuốt (đàm khí trở trệ) thêm tô ngạnh 8g, hậu phác 8g, bán hạ chế 6g.
Thể can, tâm, thận âm hư
Tương ứng với giai đoạn thần kinh ức chế giảm. Thường chia làm 3 thể sau:
– Âm hư hỏa vượng: ức chế giảm nhưng hưng phấn tăng (âm hư dương xung). Triệu chứng: hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu, ù tai, hay quên, hồi hộp, hay xúc động, vui buồn thất thường, ngủ ít, hay mê, miệng họng khô, người hay bừng nóng, táo bón, nước tiểu đỏ, mạch huyền. Phép chữa: tư âm giáng hỏa, bình can tiềm dương, an thần.
Bài 1: Sa sâm, mạch môn, kỷ tử, thạch hộc, mẫu lệ, hạ khô thảo mỗi vị 12g; long cốt, câu đằng mỗi vị 16g; cúc hoa, địa cốt bì, trạch tả, táo nhân mỗi vị 8g. Sắc uống ngày 1 thang.
Bài 2: “Kỷ cúc địa hoàng thang” gia giảm: sa sâm, thục địa, mạch môn hoài sơn đều 12g; đơn bì, phục linh, cúc hoa, trạch tả, táo nhân, bá tử nhân, sơn thù đều 8g; câu đằng, kỷ tử mỗi vị 12g. Sắc uống ngày 1 thang.
Bài 3: “Chu sa an thần hoàn” gia giảm: sinh địa, đương quy, bạch thược, mạch môn đều 12g; hoàng liên, toan táo nhân, phục linh mỗi vị 8g; cam thảo, chu sa mỗi vị 6g.
Nếu tinh thần hoang mang hay xúc động thêm cam thảo 8 – 12g.
Nếu hoa mắt, chóng mặt, hồi hộp thêm: trân châu mẫu (vỏ trai) 40g, mẫu lệ 12g. Sắc uống ngày 1 thang.
Bài 4: Nếu triệu chứng thiên về thận âm hư, gây hội chứng tâm thận bất giao, có các triệu chứng: mất ngủ, hồi hộp, nhức xương, đau lưng, di tinh, ù tai, hay quên thì dùng bài “Lục vị thang” gia giảm: thục địa 32g; hoài sơn, sơn thù mỗi vị 16g; đan bì, trạch tả, phục linh mỗi vị 12g; ngũ vị tử, toan táo nhân, thạch hộc mỗi vị 8g; hoàng liên 4g. Sắc uống.
– Thể tâm, can, thận âm hư: Triệu chứng đau lưng, ù tai, di tinh, ngủ ít, hồi hộp, nhức đầu, tiểu tiện trong. Mạch tế.
Phép chữa: bổ thận âm, bổ can huyết, an thần, cố tinh
Bài 1: thục địa, kỷ tử, hoàng tinh, tục đoạn, hà thủ ô mỗi vị 12g; táo nhân, bá tử nhân, long nhãn, kim anh, khiếm thực, thỏ ty tử, ba kích đều 8g. Sắc uống.
Bài 2: “Tả quy hoàn” gia giảm: thục địa, hoài sơn, kỷ tử, thỏ ty tử, ngưu tất, lộc giác dao đều 12g; sơn thù, quy bản, táo nhân, bá tử nhân đều 8g. Sắc uống.
Bài 3: “Lục vị quy thược” gia giảm: thục địa, hoài sơn, kim anh, liên nhục, khiếm thực mỗi vị 12g; đương quy, bạch thược, sơn thù, phục linh, đơn bì, trạch tả, táo nhân, bá tử nhân mỗi vị 8g. Sắc uống.
– Thể tâm tỳ hư: Triệu chứng: ngủ ít, dễ hoảng sợ, ăn kém, sút cân, người mỏi mệt, hai mắt thâm quầng, hồi hộp, ít nhức đầu, rêu lưỡi trắng. Mạch nhu, tế, hoãn.
Phép chữa: kiện tỳ, an thần
Bài 1: đảng sâm, bạch truật, hoài sơn, ý dĩ, liên nhục, kỷ tử, đỗ đen sao mỗi vị 12g; long nhãn, táo nhân, bá tử nhân mỗi vị 8g. Sắc uống ngày 1 thang.
Bài 2: “Quy tỳ thang”: đảng sâm, hoàng kỳ, bạch truật đều 12g; đương quy, phục thần, long nhãn, táo nhân mỗi vị 8g; viễn chí, mộc hương mỗi vị 6g; đại táo 12g. Sắc uống ngày 1 thang.
Thận âm, thận dương hư
Tương ứng thể ức chế và hưng phấn thần kinh đều giảm. Triệu chứng: sắc mặt trắng, tinh thần uỷ mị, lưng gối yếu mỏi, di tinh liệt dương, lưng, chân, tay lạnh, sợ lạnh, ngủ ít, tiểu tiện trong, đái nhiều lần, lưỡi đạm nhạt. Mạch trầm, tế, vô lực. Dùng các bài thuốc sau:
Bài 1: Thục địa, hoàng tinh, kỷ tử, ba kích, thỏ ty tử, tục đoạn, kim anh, khiếm thực, liên nhục mỗi vị đều 12g; phụ tử chế, táo nhân mỗi vị 8g; nhục quế 4g. Sắc uống ngày 1 thang.
Bài 2: “Thận khí hoàn” gia giảm: thục địa, hoài sơn, kim anh, khiếm thực, ba kích, đại táo mỗi vị 12g; sơn thù, trạch tả, phục linh, phụ tử chế, táo nhân, thỏ ty tử mỗi vị 8g; đơn bì, nhục quế mỗi vị 4g; viễn chi 6g. Sắc uống ngày 1 thang.
Bài 3: “Hữu quy hoàn” gia giảm: thục địa, hoài sơn, kỷ tử, cao ban long mỗi vị 12g; sơn thù, đỗ trọng, phụ tử chế, táo nhân, viễn chí mỗi vị 8g; nhục quế 4g. Sắc uống ngày 1 thang.
Y sĩ Y học cổ truyền hướng dần phương huyệt chữa suy nhược thần kinh: Ngoài dùng thuốc theo thể bệnh có thể áp dụng phương pháp xoa bóp ấn huyệt cũng có tác dụng chữa trị.
Các huyệt thường dùng là: Chiếu hải, lao cung, tam âm giao, thần môn, thống lý.
Vị trí huyệt
– Chiếu hải: Từ mỏm cao mắt cá chân trong xuống 1 tấc.
– Lao cung: từ kẽ giữa 2 ngón tay thứ 3 và thứ 4, phía lòng bàn tay, chạy thẳng xuống, đúng giữa lòng bàn tay
– Thần môn: chỗ lõm đầu xương trụ, phía lòng bàn tay, từ ngón út thẳng xuống đúng lằn chỉ cổ tay.
– Thống lý: chỗ sũng, phía cẳng tay trong, lằn chỉ cổ tay trong xuống 1 tấc.
– Tam âm giao: từ lồi cao mắt cá chân trong lên 3 tấc.
Xoa bóp, day bấm các huyệt trên kết hợp xoa xát lòng bàn chân, sẽ chữa trị có kết quả chứng suy nhược thần kinh.
Nếu có niềm đam mê với Nghề Y, có mong muốn trở thành Y sĩ YHCT hãy liên hệ Khoa YHCT Trường Trung cấp Y Khoa Pasteur:
Trường Trung cấp Y khoa Pasteur Hà Nội: Số 101 Tô Vĩnh Diện – Khương Trung – Quận Thanh Xuân – TP.Hà Nội. (Gần Cầu Vượt Ngã Tư Sở). Điện thoại tư vấn: 04.6296.6296 – 09.8259.8259
Trường Trung Cấp Y Khoa Pasteur Thái Nguyên: Ngõ 233 Đường Quang Trung – Tổ 8 Phường Tân Thịnh – TP Thái Nguyên, Tỉnh Thái Nguyên. Điện thoại tư vấn: 0280.6556.333.
Click vào đây để Đăng ký tuyển sinh Trực tuyến
Nguồn: suckhoedoisong.vn