Tế bào gốc (Stem cell) là gì?
Tế bào gốc (Stem cell) là loại tế bào sinh học có ở động vật đa bào. Nó có khả năng phân bào và biệt hóa (differentiate) thành các tế bào của từng cơ quan đặc biệt cho cơ thể, ví dụ như, da, cơ, xương, máu… Thông thường, tế bào gốc có 2 nguồn chính. Thứ nhất là, trong giai đoạn nguyên bào (blastocyte) của quá trình phát triển phôi – còn gọi là tế bào gốc của phôi (embryonic stem cells). Thứ hai là, mô ở người trưởng thành.
Tế bào gốc hình thành như thế nào?
Ở phôi thai, khi tinh trùng gặp trứng để trở thành một hợp tử (zygote). Nó gồm một nửa chất liệu di truyền của bố kết hợp với một nửa của mẹ mà thành. Trong giai đoạn 1 tuần đầu sẽ nhân chia đa lưỡng bội theo cấp số nhân 2, 4, 8, 16… bao gồm một khối tế bào lớp bên trong gọi là nguyên bào phôi (embryoblast) và một khối tế bào lớp bên ngoài gọi là lá nuôi của phôi (trophoblast).
Khối tế bào bên trong gọi là tế bào gốc, chúng sẽ biệt hóa thành các cơ quan cụ thể như mắt, mũi, tai, ống tiêu hóa, nội tiết, da, cơ, xương , tế bào máu, v.v… để tạo thành một phôi thai hoàn chỉnh của một động vật chuẩn bị tự sống độc lập với môi trường mà, không sống nhờ vào nguồn cung cấp của máu mẹ qua nhau thai. Khối tế bào bên ngoài sẽ trở thành bánh nhau để mang dưỡng chất và máu đến nuôi phôi thai.
Cơ chế hình thành và hoạt động của Tế bào gốc
Ở người hoặc động vật trưởng thành, tế bào gốc có mặt ở khắp các mô của từng cơ quan trong cơ thể. Nhưng chúng ở dạng nghỉ ngơi hoặc tăng sinh khi có những thương tổn cần nhu cầu của chúng. Đối với tế bào gốc phôi thai có khả năng sinh trưởng và nhân đôi mạnh mẽ hơn các tế bào gốc trưởng thành do quá trình lão hóa của sự phân bào tạo ra.
Về mặt miễn dịch học, bề mặt tế bào gốc của các cá thể khác nhau cho tặng nhau sẽ ít hoặc không tạo ra phản ứng loại ghép. Nhưng chất liệu di truyền bên trong tế bào thì khác nhau. Chính nhờ tính chất này mà, nó đã được sử dụng trong nghiên cứu và áp dụng điều trị trên lâm sàng Tây y từ thập niên 1990s đến nay.
Lại nói thêm về miễn dịch học, mỗi cá thể có một hệ thống miễn dịch. Nó giống như hệ thống quốc phòng an ninh của một xã hội. Nó sẽ tiếp nhận khi một cơ quan được đưa vào cơ thể của các thể là của chính bản thân từ cá thể đó được lấy ra hoặc được tạo ra – ghép tự thân (Autologous transplantation hoặc auto-transplantation) – ví dụ như lấy một mảnh xương chậu của chính bản thân người đó để tạo ra sống mũi dọc dừa cho những người mũi gãy hoặc mũi tẹt trong phẫu thuật thẩm mỹ.
Nhưng với hệ thống miễn dịch của cá thể, nó sẽ loại ghép những cơ quan không phải của nó hoặc được tạo ra từ của cá thể khác đưa vào. Lúc đó phải dùng thuốc để chống loại ghép. Đây là 2 mặt của một vấn đề của chuyên ngành ghép tạng hiện nay. Và việc ghép tế bào gốc đã mở ra một kỷ nguyên mới cho việc nghiên cứu và điều trị bệnh trong y học hiện đại. Nhưng vì đạo đức y khoa, văn hóa và luật pháp của từng quốc gia khác nhau đã cản trở sự phát triển nghiên cứu ghép tự thân các cơ quan nội tạng trong gần 2 thập kỷ nay.
Từ ngày phát hiện ra tế bào gốc phôi thai và cuống rốn của thai nhi, các nhà khoa học đã tìm tòi và nghiên cứu điều trị trong lĩnh vực này.
Tế bào gốc làm trẻ hóa da người?
Đối với da của con người, cấu tạo gồm có những lớp tế bào khác nhau. Trong đó, lớp tế bào đáy (basal cell). Những tế bào đáy là ranh giới phân cách giữa thượng bì – lớp da ngoài cùng tiếp xúc với môi trường – và trung bì – lớp da giữa. Tế bào đáy còn có nhiệm vụ phát triển thành tế bào da ở thượng bì. Các tế bào gốc nằm nghỉ ở lớp trung bì và hạ bì, chờ để phát triển khi có tổn thương.
Nhưng sẹo rổ ở mặt là do hậu quả của tổn thương làm mất lớp tế bào đáy. Còn mụn là do hậu quả của tắt ống tuyến bã và mồ hôi trên da do nhiều nguyên nhân khác nhau: rối loạn nội tiết tố sinh dục, tác động môi trường, tâm lý, v.v…
Từ đó, việc điều trị mụn đứng trên quan điểm nhân quả trong y khoa là tìm ra nguyên nhân làm ra mụn để điều trị. Còn điều trị rổ mặt nếu dùng tế bào gốc để điều trị thì phải ghép da chứ không phải đưa tế bào gốc vào mô dưới da là điều trị được mụn hoặc rổ mặt.
Tế bào gốc có chữa được mặt mụn, sẹo không?
Ngoài ra, để cấy ghép một cơ quan là một kỹ thuật cao đòi hỏi tốn kém về tiền bạc và công sức không nhỏ, nếu không gọi là bạc tỷ tiền Việt Nam, cho dù là cấy ghép bất kỳ cơ quan nội hay ngoại tạng nào.
Tóm lại là, để có tế bào gốc điều trị cho các bệnh nhi ung thư bạch cầu (Leukemia) ở bệnh viện Huyết học và bệnh viện ung thư TP Hồ Chí Minh cũng không có, thì lấy đâu ra tế bào gốc để làm mặt nạ làm đẹp cho các cô, các bà, các anh diễn viên, ngôi sao?Và kỹ thuật nuôi cấy tế bào gốc trong y học điều trị đâu chỉ đơn giản là làm cái mặt nạ massage ở phòng the?
Thế nhưng gần đây có một sự kết hợp giữa truyền thông – truyền hình và các cái gọi là thẩm mỹ viện massage thân thể (spa) với một vị giáo sư y học người Việt đang ở Singapore để quảng bá làm hết mụn và rổ mặt bằng tế bào gốc chỉ vài trăm ngàn đến vài triệu đồng Việt Nam là điều không tưởng.
Với kiến thức hiểu biết của tôi (Bác sĩ Hồ Hải chuyên gia y tế hàng đầu của Việt Nam) về y học căn bản, việc truyền bá thẩm mỹ trị rổ và mụn bằng tế bào gốc là chuyện lừa đảo trong kinh doanh thị trường mà, các phương tiện truyền thông và các nhà chuyên môn cần phải lên tiếng để người dân không bị tiền mất mà tật vẫn mang, vì những trung tâm tắm gội, massage trá hình y khoa để làm điều bất chính trong y đức.
Xem thêm: Dược sĩ nói về Dược mỹ phẩm tế bào gốc trẻ hóa làn da như thế nào?
Theo Bác sĩ Hồ Hải