Nhiều người vẫn luôn thắc mắc Đau thật sự là như thế nào? Tại sao ở mỗi trường hợp chúng ta lại có những cảm giác hoàn toàn khác biệt? Y sĩ đa khoa sẽ giúp bạn giải đáp và định nghĩa rõ ràng về Đau.
- Y sĩ đa khoa tiết lộ những thực phẩm ngừa ung thư vú
- Y sĩ đa khoa kê đơn thuốc những điều phải cần biết
Đau có vai trò gì?
Đau đóng một vai trò quan trọng, nền tảng về dấu hiệu cảnh báo có lợi. Nó cảnh báo cho cá thể và giúp cá thể tránh được tình trạng nguy hiểm cho sự toàn vẹn về mặt thể chất. Vai trò này được tìm thấy ở tất cả các loài động vật: một kích thích khó chịu sẽ dẫn đến một phản ứng bảo vệ. Quan sát ở người, ta thấy có nhiều dạng đau khác nhau, từ một cảnh báo đơn giản khi bị tổn thương cấp cho đến đau mãn tính bộc lộ một bệnh lý tiến triển hoặc đôi khi không có nguyên nhân rõ ràng.
Đau thường báo hiệu một tổn thương, một bệnh, một rối loạn chức năng của cơ thể. Trong trường hợp này, đau là cần thiết. Đó là một dấu hiệu thiết yếu cho phép cơ thể tự bảo vệ. Một khi đã được điều trị, đau cấp tính sẽ biến mất. Sự tồn tại đau cấp tính trong một thời gian dài (ít nhất là 3 tháng) sẽ được coi là đau mãn tĩnh. Nếu như chúng ta hiểu rõ vai trò có lợi của đau cấp tính thì đau mãn tính không đem lại cho chúng ta thông tin hữu ích nào để bảo vệ cơ thể. Đau tồn tại kéo dài hơn 3 tháng và trở thành bệnh lý, không còn liên quan đến nguyên nhân gây đau ban đầu nữa. Đau mãn tính cần phải điều trị như một bệnh lý đau chứ không phải là triệu chứng đau đơn thuần. Đau do ung thư là một trong những loại đau mãn tính.
Đau được hiểu như thế nào?
Cảm giác đau rất khó định nghĩa vì nó vừa có tính cá nhân và tính chủ quan: mọi người đều có chung cơ chế phát động đau, tuy nhiên mỗi người lại có cảm nhận đau một cách khác nhau. Đau cũng là một phần của hệ thống bảo vệ cơ thể. Khi cơ thể phát hiện một bệnh, một tổn thương hay một bất thường nào đó, nó sẽ phát động tín hiệu đau để chúng ta phản ứng lại yếu tố gây hại: ví dụ như rút tay ra khỏi lửa, không đi lại khi đã bị bong gân cổ chân, giúp chúng ta biết chăm sóc cơ thể và bảo vệ cơ thể khỏi bị tổn thương… Tín hiệu đau được báo hiệu đi lên não bộ khác nhau tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra đau đưa đến một phản xạ dẫn truyền đi xuống tạo nên phản ứng bảo vệ. Tất nhiên bỏng ở tay thì không có cảm giác đau giống như khi bị gãy tay. Nhưng ngay cả khi cùng một nguyên nhân, cùng một mức độ tổn thương thì cảm nhận đau của mỗi người cũng khác nhau tại thời điểm bị tổn thương và cảm nhận đau này còn tùy thuộc vào trải nghiệm về cảm xúc, lý trí, tinh thần, tâm lý của chúng ta. Tùy vào tình huống mà mức độ chịu đau cũng khác nhau. Một khoảnh khắc hân hoan vui sướng sẽ giúp ta chịu đau dễ dàng. Hiện tượng đau được báo trước, hay có sự chuẩn bị tinh thần tốt sẽ bớt đau. Ngược lại, buồn rầu, lo âu làm cho cảm giác đau tăng lên gấp bội và cuộc sống lúc này giống như là một gánh nặng mà chúng ta phải chịu đựng mỗi ngày, chính điều này tạo nên vòng xoắn bệnh lý đau thêm trầm trọng và rất khó kiểm soát.
Như vậy có thể hiểu đau là một cảm giác phức tạp, vừa mang tính thể chất và cũng mang tính cảm xúc.
Đau có thể được hiểu
Là cảm giác lý tính: được đặc trưng bởi sự khu trú, cường độ và sự tiến triển (đau như kim châm, đau như bỏng ; đau một chút, rất đau ; đau ngày càng tăng lên hay đau đang giảm đi)
Là cảm xúc: là những gì chúng ta cảm nhận khi bị đau (khó chịu, khốn khổ, lo lắng, không thể chịu được)
Là hành vi: là cách mà chúng ta ứng xử khi bị đau, được thể hiện bằng lời nói hoặc động tác cơ thể (tư thế co quắp, nhăn nhó mặt, kêu la, phàn nàn)
Là phản xạ lí trí: là cách chúng ta xử trí, tìm hiểu nguyên nhân hay cho cảm giác đau có một ý nghĩa nào đó, tìm cách quên đi hay chấp nhận bị đau và sống chung với nó.
Bốn phương diện này của cảm giác đau không thể tách rời. Muốn hiểu về đau và giảm đau được thì cần phải nghĩ tới nguyên nhân thể chất, nhưng trên hết vẫn phải tôn trọng cảm giác chủ thể về mặt thể chất cũng như về mặt tinh thần.
Nếu có niềm đam mê với Ngành Y, có mong muốn học Trung cấp Y sĩ Đa khoa hãy liên hệ Khoa Trường Trung cấp Y Khoa Pasteur:
Trường Trung cấp Y khoa Pasteur Hà Nội: Số 101 Tô Vĩnh Diện – Khương Trung – Quận Thanh Xuân – TP.Hà Nội. (Gần Cầu Vượt Ngã Tư Sở). Điện thoại tư vấn: 04.6296.6296 – 09.8259.8259
Trường Trung Cấp Y Khoa Pasteur Thái Nguyên: Ngõ 233 Đường Quang Trung – Tổ 8 Phường Tân Thịnh – TP Thái Nguyên, Tỉnh Thái Nguyên. Điện thoại tư vấn: 0280.6556.333.
Nhà trường liên tục tuyển sinh các lớp Trung cấp Y sĩ đa khoa văn bằng 2 chính quy. trong và ngoài giờ hành chính nhiều đợt trong năm 2015.
Nguồn: suckhoedoisong.vn