Danh mục
Trang chủ / Trung Cấp Y / Y Sĩ Y Học Cổ Truyền / Ngâm rượu thuốc uống không đúng cách nguy hiểm hơn thuốc độc?

Ngâm rượu thuốc uống không đúng cách nguy hiểm hơn thuốc độc?

Trong Y học cổ truyền, rượu thuốc được xem là bài thuốc hiệu quả để điều trị một chứng bệnh. Nhưng ngâm rượu thế nào cho đúng cũng là điều cần phải hết sức chú ý để tránh những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.

Một số điều cần lưu ý khi sử dụng rượu thuốc

Một số người coi rượu thuốc như một đồ uống thông thường nên đã sử dụng tùy tiện, không theo hướng dẫn sử dụng, lúc nào thích là đem ra uống, hoặc đem ra uống với bạn bè đến say túy lúy.

Ngâm rượu thuốc uống không đúng cách nguy hiểm hơn thuốc độc?
Một số người coi rượu thuốc như một đồ uống thông thường

Y sĩ YHCT cho rằng điều đó là không tốt, đôi khi gây hại cho bản thân. Vì ngay trong rượu thuốc, đôi khi  cũng có những thành phần, nếu vượt quá giới hạn của nó cũng có thể đưa lại những tác dụng không mong muốn cho người dùng. Đã có những người lấy loại “rượu dùng ngoài” để uống và cũng đã bị ngộ độc. Vì bản thân rượu dùng ngoài thường chứa các thành phần có tác dụng giảm đau mạnh (aconitin) trong ô đầu, strychnin trong mã tiền… đều là những thành phần gây độc mạnh cho cơ thể.

Ngâm rượu từ mật động vật

Thực tế, Trong YHCT có một số loại mật động vật có thể sử dụng để làm phụ liệu chế biến thuốc. Ví dụ mật trâu, mật bò, mật lợn dùng để chế biến vị thuốc thiên nam tinh cho ta vị đởm nam tinh dùng trong Y học cổ truyền. Mật lợn phối hợp với bách bộ để trị ho lâu ngày. Với mục đích trị đau nhức xương khớp, tê mỏi cơ nhục, người ta dùng mật gấu hoặc mật rắn (rắn hổ mang, rắn ráo, rắn cạp nong, cạp nia…) ngâm rượu để uống. Tuy nhiên với nồng độ rất thấp. Ví dụ, sau khi chế biến rắn để ngâm rượu, mật của chúng được lấy ra, ngâm riêng vào một lọ rượu 35 – 40%, đến khi có thành phẩm rượu rắn mới đem hòa mật này vào để uống.

Ngâm rượu thuốc uống không đúng cách nguy hiểm hơn thuốc độc?
Một số loại mật động vật có thể sử dụng để ngâm rượu

Về mật cá

Nhiều loại mật cá không độc, như mật cá chuối còn gọi là cá quả. Tuy nhiên lại có những loại mật cá lại có tính độc cao, có thể gây độc tính lớn thậm chí gây nguy hiểm đến tính mạng con người, như mật cá trắm. Cá trắm rất quý, thịt ăn ngon và bổ, song mật của nó lại rất độc. Trên thực tế những năm trước đây, Bệnh viện Bạch Mai đã có những khuyến cáo về những ca nhiễm độc thận cấp, đái ra máu sau khi uống mật cá trắm. Do vậy nếu ngâm rượu mật cá trắm để uống, bị nhiễm độc là điều dễ hiểu. Cách đây khoảng 700 năm, Tuệ Tĩnh cũng đã viết: “Cá trắm có tên gọi là thanh ngư… Mật nó có độc tính”.

Nếu có đam mê với ngành Y, có nhu cầu học Trung cấp Y học cổ truyền hãy liên hệ:

Trường Trung Cấp Y Khoa Pasteur Hà Nội: Phòng 115 – Nhà N1 – số 101 Tô Vĩnh Diện – Khương Trung – Quận Thanh Xuân – Hà Nội (gần Ngã Tư Sở). Điện thoại tư vấn: 04.6296.6296 – 09.8259.8259

tuyen-sinh-y-si-y-hoc-co-truyen-2016

Trường Trung Cấp Y Khoa Pasteur Thái Nguyên: Tổ 8 Phường Tân Thịnh – TP Thái Nguyên, Tỉnh Thái Nguyên. Điện thoại tư vấn: 0280.6556.333

dang-ky-hoc-y-duoc

 

Nguồn: suckhoedoisong.vn