Trường Trung cấp Y khoa Pasteur đào tạo Kỹ thuật viên chuẩn đoán hình ảnh Y học để sử dụng các thiết bị Y tế thực hiện các kỹ thuật siêu âm, giúp cho Bác sĩ phân tích hình ảnh, chẩn đoán chính xác tình trạng người bệnh.
1. Siêu âm là gì?
Siêu âm là kỹ thuật sử dụng sóng siêu âm tần số cao tạo ra hình ảnh Y học về cấu trúc bên trong cơ thể người. Những hình ảnh này cung cấp thông tin quan trọng cho Bác sĩ để chẩn đoán tình trạng bệnh.
2. Siêu âm sử dụng để làm gì?
Siêu âm sử dụng để khảo sát các bộ phận, cơ quan trong cơ thể như : Ổ bụng tổng quát, Sản khoa, Tim mạch, Phụ khoa, Tiết niệu, Tiền liệt tuyến, Tuyến giáp, Tuyến vú, Các bộ phận nhỏ, Cơ xương khớp, Tinh hoàn …
3. Nguyên lý hoạt động của siêu âm.
Siêu âm dựa trên nền tảng là nguyên lý định vị bằng sóng siêu âm (Sonar); Siêu âm ứng dụng trong Y học có tần số từ 700KHz – 50MHz, trong đó siêu âm chẩn đoán sử dụng các tần số từ 2 – 50MHz.
4. Kỹ thuật hình ảnh Y học tạo ảnh siêu âm
Khi siêu âm, Bác sỹ sử dụng đầu dò (transducer) tỳ sát lên da, các tinh thể bên trong đầu dò phát ra các sóng siêu âm truyền vào bên trong cơ thể.
Đầu dò có chức năng vừa phát vừa thu sóng siêu âm, được kích thích bởi xung điện, phát ra sóng âm lan vào môi trường. Đầu dò thu nhận sóng âm phản hồi, gửi các thông tin này tới máy tính xử lý, sau khi phân tích các tín hiệu phản hồi bằng các phần mềm và thuật toán xử lý ảnh, kết hợp các thông tin để xây dựng và tái tạo thành hình ảnh siêu âm mà chúng ta nhìn thấy trên màn hình (display), hoặc ghi lại trên phim, giấy in hoặc trên băng đĩa từ.
5. Các loại kỹ thuật siêu âm (mode siêu âm).
Siêu âm kiểu A (Amplitude): Ghi lại sóng phản hồi bằng những xung nhọn, mà vị trí tương ứng với chiều sâu và biên đô tỷ lệ thuận với cường độ của âm vang (echo). Kiểu A ít có giá trị về chẩn đoán mà thường dùng để kiểm tra sự chính xác của máy siêu âm.
Phòng thực hành siêu âm
Siêu âm kiểu B hay 2 chiều (2D): Mỗi sóng xung kiểu A đều được ghi lại bằng một chấm sáng nhiều hay ít tùy theo cường độ của âm dội. Sự di chuyển của đầu dò trên da bệnh nhân cho phép ghi lại cấu trúc âm của các mô trong cơ thể nằm trên mặt phẳng quét của chùm tia, đây là phương pháp siêu âm cắt lớp (Echotomography). Hình thu được từ các âm vang này sẽ được lưu trữ trong bộ nhớ và chuyển thành tín hiệu trên màn truyền bằng các chấm trắng đen, xám.
Siêu âm kiểu Động (Dynamic): Là một kiểu hai chiều với tốc độ quét nhanh, tạo nên hình ảnh theo thời gian thực (real time). Kiểu Động so với kiểu B tựa như điện ảnh so với chụp ảnh.
Siêu âm kiểu M (TM – Time Motion): Trong kiểu siêu âm này âm vang sẽ ghi lại theo kiểu A, nhưng chuyển động theo thời gian nhờ màn hình quét ngang thường xuyên. Do đó những cấu trúc đứng yên trên màn hình là một đường thẳng, còn những cấu trúc chuyển động là một đường cong ngoằn nghèo tùy theo sự chuyển động của cơ quan thăm khám. Siêu âm kiểu này thường dùng để khám tim.
Siêu âm kiểu Doppler (Động): Dùng hiệu ứng Doppler của siêu âm để đo tốc độ tuần hoàn, xác định hướng của dòng máu và đánh giá lưu lượng máu. Có 3 loại Doppler: Doppler liên tục, Doppler xung, Doppler màu, người ta thường phối hợp hệ thống Doppler với siêu âm cắt lớp theo thời gian thật gọi là siêu âm DUPLEX. Ngày nay người ta còn mã hóa các dòng chảy của siêu âm chính là siêu âm Động-màu, siêu âm Doppler năng lượng (Power Doppler), siêu âm tổ chức (tissue doppler) và siêu âm chiều rất tiện cho việc thăm khám Tim-Mạch, sản khoa.
Siêu âm kiểu 3D: Siêu âm 3D đã được ứng dụng rất rộng rãi trong sản khoa. Hiện nay có 2 loại siêu âm 3D, đó là loại tái tạo lại hình ảnh nhờ các phương pháp dựng hình máy tính và một loại được gọi là 3D thực sự (Live 3D, 3D real time, 4D). Siêu âm 3D do một đầu dò có cấu trúc khá lớn, mà trong đó người ta bố trí các chấn tử nhiều hơn theo hình ma trận, phối hợp với phương pháp quét hình theo chiều không gian nhiều mặt cắt, các mặt cắt theo kiểu 2D này được máy tính lưu giữ lại và dựng thành hình theo không gian 3 chiều. Ngày nay có một số máy siêu âm thế hệ mới đã có siêu âm 3 chiều cho cả tim mạch, tuy nhiên ứng dụng của chúng còn hạn chế do kỹ thuật tương đối phức tạp và đặc biệt là giá thành cao.
6. Quy trình siêu âm trên bệnh nhân
Chuẩn bị cho siêu âm như thế nào còn phụ thuộc vào vị trị cần kiểm tra trên người bệnh. Một vài loại siêu âm không cần phải chuẩn bị. Một vài loại khác yêu cầu người bệnh phải kiêng một số loại thực phẩm hoặc phải uống nước, nhịn tiểu khoảng vài giờ trước khi thực hiện siêu âm. Khi thực hiện siêu âm, người bệnh cần trao đổi với bác sĩ về tình trạng cụ thể của mình để được tư vấn và có kết quả chẩn đoán chính xác nhất.
• Gel dùng trong khi siêu âm có tác dụng gì?
Trong khi thực hiện siêu âm, người bệnh được bôi một lượng Gel nhỏ lên da. Gel sẽ giúp loại bỏ các bọt khí giữa đầu dò và cơ thể, để sóng siêu âm truyền tốt hơn. Đầu dò tạo ra một áp suất ép lên da tại các khu vực mà người bệnh được kiểm tra, di chuyển ở những nơi cần thiết, siêu âm thông thường chỉ 3-10 phút.
• Kết quả siêu âm
Sau khi kết thúc siêu âm, Kỹ thuật viên hình ảnh Y học trả kết quả cho người bệnh, bác sĩ sẽ phân tích các hình ảnh để đưa ra phác đồ điều trị.
Trường đào tạo chuyên sâu Kỹ Thuật Viên Hình Ảnh Y Học:
Địa chỉ Trường Trung Cấp Y Khoa Pasteur Hà Nội: Phòng 115 – Nhà N1 – số 101 Tô Vĩnh Diện – Khương Trung – Quận Thanh Xuân – Hà Nội (gần Ngã Tư Sở). Điện thoại tư vấn: 04.6296.6296 – 09.8259.8259
Trường Trung Cấp Y Khoa Pasteur Thái Nguyên: Ngõ 233 Đường Quang Trung – Tổ 8 Phường Tân Thịnh – TP Thái Nguyên, Tỉnh Thái Nguyên. Điện thoại tư vấn: 0280.6556.333