Danh mục
Trang chủ / Tin Tức 24/7 / Viện phí tăng tạo sự cạnh tranh công bằng giữa các bệnh viện công và bệnh viện tư

Viện phí tăng tạo sự cạnh tranh công bằng giữa các bệnh viện công và bệnh viện tư

Bộ Y tế cho rằng theo quy định của chính phủ thì đến năm 2016 giá chi phí y tế phải tính đúng, tính đủ. Hiện chi phí chỉ tính 3/7 yếu tố.

Các yếu tố đó là chi phí thuốc, vật tư trực tiếp; Chi phí điện nước; Xử lý chất thải; Chi phí duy tu bảo dưỡng thiết bị, mua thay thế công cụ, dụng cụ trực tiếp để thực hiện các dịch vụ; Chi phí tiền lương, phụ cấp; Khấu hao trang thiết bị và khấu hao nhà cửa; Chi phí đào tạo nghiên cứu khoa học.

tang-vien-phi
Viện phí tăng theo cơ chế thị trường

Theo lộ trình đến năm 2016 thêm 02 yếu tố yếu tố tính đủ chi phí tiền lương, chi phí trực tiếp. Đến năm 2018 thêm yếu tố tính đủ phí quản lý. Đến năm 2020 tính thêm cả yếu tố khấu hao tài sản cố định.

Trong lộ trình này, Ông Nguyễn Nam Liên – Vụ trưởng Vụ Kế hoạch tài chính cho rằng mọi khâu chuẩn bị đã xong. Tuy nhiên chi phí khám chữa bệnh được tính thêm chi phí tiền lương hiện nay vẫn đang trong dự thảo xem xét. Ông Liên cho rằng vì phải phân theo tuyến cụ thể, ví dụ như tuyến huyện, tuyến trung ương khác nhau… theo quy định để phục vụ tốt hơn. Hiện nay, khâu phục vụ còn chưa tốt là do ngân sách nhà nước cấp tiền lương nên nguồn nhân lực phục vụ người bệnh bị hạn chế, chưa đảm bảo chăm sóc người bệnh toàn diện được.

Do giá chưa được tính đủ nên đối với các dịch vụ xã hội hóa của bệnh viện có giá cao hơn, trong bệnh tồn tại hai loại giá khám chữa bệnh là khám theo tuyến và khám theo yêu cầu. Nếu khi chi phí tăng, thu hút người bệnh thì chắc chắn chất lượng dịch vụ bệnh viện công nâng lên cao. Giá bệnh viện công và bệnh viện tư sẽ ngang nhau, không tạo ra mặt bằng giá như hiện nay.

Ông Liên cho biết khi thực hiện điều chỉnh giá, giá sẽ phụ thuộc vào chất lượng dịch vụ. Với chủ trương khuyến khích xã hội hóa, các bệnh viện tư cũng được BHYT thanh toán, điều này, tạo sự cạnh tranh công bằng giữa các bệnh viện.

Sẽ có bệnh viện phải đóng cửa

Đây là điều được các chuyên gia tài chính y tế quan tâm nhất trong lộ trình điều chỉnh giá viện phí lần này. Đó là khi giá dịch vụ tính đủ, nguồn kinh phí hoạt động không được nhà nước chi trả, bệnh viện sẽ được các BHYT chi trả. Nguồn thu chủ yếu từ BHYT vì thế bệnh viện phải nâng cao chất lượng để thu hút bệnh nhân. Đưa hoạt động của bệnh viện về cơ chế thị trường.

Ông Liên khẳng định bệnh viện phải thay đổi và phục vụ tốt hơn nếu không người bệnh không đến khám. Lúc đó cơ quan BHYT không ký hợp đồng, bệnh viện sẽ phải đóng cửa. Ông Liên cho rằng chắc chắn khi thực hiện tính chi phí đúng và đủ sẽ có nhiều bệnh viện hoặc chấp nhận đóng cửa hoặc thay đổi cơ chế phục vụ. Đã đến lúc, bệnh nhân là khách hàng, được phục vụ chứ không phải ban ơn.
Đồng quan điểm này, ông Nguyễn Ngọc Hiền, Phó Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai cho biết, bao cấp không tạo ra nỗ lực cải thiện chất lượng dịch vụ của bệnh viện. Vì thế khi đưa ra cơ chế tự chủ thì các bệnh viện sẽ có chiến lược phát triển, từ khâu thay đổi thái độ phục vụ cho đến đào tạo nguồn lực trung cấp y , nâng cao đời sống của bác sĩ.

Lộ trình điều chỉnh viện phí này sẽ gắn liền với mục tiêu BHYT toàn dân. Ông Liên cho biết khi mọi người dân đều tham gia BHYT thì việc thực hiện điều chỉnh viện phí này chỉ tăng quyền lợi cho bệnh nhân. Theo đó, mỗi địa phương có một bảng giá. Giá mức thanh toán của BHYT khác nhau giữa bệnh viện hạng 1 tại HN và TP.HCM khác Đà Nẵng, Cần Thơ, Hải Phòng. Giá dịch vụ y tế là cơ sở thanh toán chi phí khám chữa bệnh cho người có thẻ BHYT.

Bộ Y Tế, Bộ Tài Chính đã xây dựng được mức giá cho bệnh viện theo 5 hạng: Hạng đặc biệt, hạng 1, hạng 2, hạng 3, hạng 4.

Việc điều chỉnh viện phí cũng có tác động đến một số nhóm đối tượng nhất là những người không tham gia BHYT. Tuy nhiên với người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, đối tượng chính sách với khoảng 23,7 triệu người hiện nay về cơ bản không bị ảnh hưởng vì kể từ ngày 1/1/2015, các đối tượng này khi đi khám chữa bệnh được BHYT thanh toán 100% chi phí khám chữa bệnh. Trước đó, BHYT chỉ thanh toán 95% và các đối tượng trên phải đồng chi trả 5%.

Đối với người cận nghèo có BHYT khi đi khám chữa bệnh được BHYT thanh toán 95% chi phí khám chữa bệnh và chỉ phải đồng chi trả 5% so với 20% trước đây. Tuy nhiên hiện nay, mới chỉ có khoảng hơn 40% số người cận nghèo có BHYT nên thời gian tới Bộ Y tế, BHXH Việt Nam cùng với các bộ ngành chức năng và các địa phương sẽ phải có nhiều giải pháp hỗ trợ nhằm để người trong hộ cận nghèo tham gia BHYT nhiều hơn. Với những cá nhân và hộ gia đình, mua BHYT với chi phí 621 nghìn đồng/năm nhưng họ sẽ bớt gánh nặng chi phí tài chính khi gặp rủi ro ốm đau.

theo Infonet