Danh mục
Trang chủ / Trung Cấp Y / Y Sĩ Y Học Cổ Truyền / Tại sao châm cứu có tác dụng trong phòng và chữa bệnh?

Tại sao châm cứu có tác dụng trong phòng và chữa bệnh?

Y học cổ truyền Trung Hoa cũng phát hiện trên cơ thể có nhiều huyệt trên cơ thể con người trên đường kinh có các điểm ra vào của kinh khí gọi là huyệt.cham-cuu-dien-cham

Y học hiện đại có ưu điểm trong xét nghiệm, chẩn đoán bệnh, điều trị cấp cứu thế nhưng theo các Bác sĩ, châm cứu trong Y học cổ truyền lại có những điểm mạnh trong điều trị đối với bệnh nhân mắc bệnh mạn tính hoặc di chứng do tai biến.

Khi công năng các tạng phủ rối loạn cũng có thể biểu hiện ra các huyệt tương ứng, ngược lại châm cứu vào các huyệt đó có tác dụng điều chỉnh lập lại hoạt động bình thường của các tạng phủ.

Về diện châm, trong Linh khu – ngũ sắc: Mặt có thể chia thành các khu vực: vùng lục phủ ngũ tạng, vùng cơ bắp… Ngũ sắc thể hiện ra từng vùng ở má, quan sát nó nổi hay chìm để biết độ nông sâu, quan sát độ thấm mềm thì biết thành hay bại, quan sát độ tản ra hay bó gọn vào thì biết được gần xa. Đây cũng là phương pháp “quan sát ngoại ứng để biết nội tạng”.

Trong học thuyết kinh lạc đã chỉ rõ: đầu mặt là nơi quan trọng nhất của toàn thân.

Trong sách Linh khu tà khí tạng phủ bệnh hình viết: 12 kinh mạch, 365 lạc, khí huyết của nó đều từ mặt đi xuống khoang mũi. Tông khí của nó đi từ trên mũi xuống khíu… Bởi vậy sự biến hóa bệnh lý của các chi khớp, tạng phủ đều phản ảnh ra ở một khu vực nhất định trên mặt. Mũi ở giữa mặt, xưa gọi là Minh Đường, trong Linh khu – ngũ sắc có ghi: “Ngũ sắc độc quyết ở Minh Đường”, “Mũi ở giữa mặt là đường vận hành khí huyết của toàn thân”.

cham-cuu-y-hoc-co-truyen-pasteur

Có 7 huyệt chính giữa trán, mũi, môi trên. 17 huyệt đôi ở mũi, mắt, cạnh miệng, vùng gò má, mang tai.

  • Huyệt được gọi tên theo vùng:
  • Huyệt đầu mặt: Nằm ở giữa trán, trên 1/3 từ lông mày đến chân tóc.
  • Họng: Nằm ở 1/3 phía dưới từ giữa lông mày đến chân tóc.
  • Phế: Nằm ở điểm giữa đường nối đầu trong 2 cung lông mày.
  • Tâm: Nằm ở chỗ dưới cùng xương sống mũi.
  • Can: Nằm ở phía dưới điểm cao nhất xương sống mũi.
  • Tỳ: Nằm trên chỗ cao nhất của sống mũi.
  • Tử cung – bàng quang: Nằm trên 1/3 trên rãnh nhân trung.
  • Đởm: Nằm ở vùng phía dưới cạnh ngoài sống mũi.
  • Vị: Nằm ở vùng liền cánh mũi.
  • Tiểu trường, đại trường, vai, cánh tay: Nằm ở vùng gò má.
  • Tay: Nằm phía dưới đằng sau xương quyền (gò má).
  • Thận: Nằm ở điểm gặp nhau khi nối 2 đường – một đường từ thái dương xuống – một đường kẻ từ chân cánh mũi ra.
  • Tiếng nói: Trùng với huyệt thính cung – nằm phía trước nhĩ bình.
  • Đùi: Nằm 1/3 trên đường giữa dái tai và góc cổ dưới.

tuyen-sinh-trung-cap-y-si-y-hoc-co-truyen-1

Nguyên tắc chọn huyệt để phòng chữa bệnh

  • Dựa vào chẩn đoán bệnh ở cơ quan, tạng phủ nào.
  • Căn cứ vào điểm phản ứng trên mặt (đỏ, tái, đau, nhức…).
  • Cũng có thể biện chứng luận trị theo mối quan hệ tạng phủ trong ngũ hành tương sinh và tương khắc.

Tóm lại: Từ thời xa xưa con người đã khám phá ra các huyệt nằm trên mặt, các huyệt này đại diện cho một vùng hay một chức năng nhất định của cơ thể. Khi cơ quan bị bệnh có thể phản ảnh ra ngoài bằng sự thay đổi màu sắc hay tính nhạy cảm tại vùng đại diện của cơ quan đó. Cũng căn cứ vào đó, thầy thuốc có thể tác động châm cứu để điều chỉnh chức năng các cơ quan giống như trong châm cứu thể châm.

PGS.TS. Dương Trọng Hiếu