Trong Y học cổ truyền, Nhung hươu vừa có tác dụng bồi bổ sức khỏe lại có thể được bào chế thành các bài thuốc đông y trị bệnh hiệu quả. Trong đó có bệnh huyết áp thấp, căn bệnh gây ra những biến chứng nguy hiểm cho người mắc phải.
- Bài thuốc Y học cổ truyền trị bệnh động kinh
- Y học cổ truyền cấp cứu bệnh nhân tai biến mạch máu não như thế nào?
Tác dụng của Nhung hươu
Ích khí, cường khí, sinh xỉ, bất lão, Chủ lậu hạ ác huyết, hàn nhiệt kinh giản (Bản kinh).
Dưỡng cốt, an thai, uống lâu kéo dài tuổi thọ.Trị hư lao, sốt rét, gầy ốm, tay chân đau, lưng và thắt lưng đau, tiết tinh, huyết suy, bụng có bướu máu, tán sỏi đường tiểu, ung nhọt, nóng trong xương (Danh Y Biệt Lục).
Bổ cho nam giới bị lưng lạnh, chân và gối không có sức, mộng tinh, tiết tinh, phụ nữ bị băng trung lậu huyết [nướng lên uống với rượu, lúc đói] (Dược Tính Luận).
Bài thuốc YHCT từ Nhung hươu có tác dụng bổ hư, tráng gân cốt, phá ứ huyết, an thai, hạ khí [nướng với dấm để dùng] (Nhật Hoa Tử Bản Thảo).
Sinh tinh, bổ tủy, dưỡng huyết, ích dương, làm mạnh gân xương. Trị hư tổn, tai ù, mắt mờ, chóng mặt, hư lỵ… Toàn thân con hươu đều bổ dưỡng cho con người (Bản Thảo Cương Mục).
Trị trẻ nhỏ bị đậu trắng nhạt, nước đậu không vỡ, tiêu chảy, người gìa Tỳ Vị hư hàn, mệnh môn không có hỏa hoặc ăn uống thất thường (Bản Thảo Sơ Yếu).
Tráng nguyên dương, bổ khí huyết, ích tinh tủy, cường gân cốt. Trị hư lao, gầy ốm, tinh thần mê muội, chóng mặt, tai ù, mắt mờ, lưng gối đau, liệt dương, hoạt tinh, tử cung hư lạnh, băng lậu, đái hạ (Trung Dược Đại Từ Điển).
Đơn thuốc kinh nghiệm:
Theo kinh nghiệm của Y sĩ Y học cổ truyền, Nhung hươu có thể trị tinh huyết suy kiệt, sắc mặt đen sạm, tai ù, mắt hoa, miệng khô, khát, lưng đau, gối mỏi, tiểu đục, trên táo dưới hàn: Lộc nhung, Đương quy (đều tẩy rượu). Lượng bằng nhau, tán bột. Dùng thịt Ô mai nấu thành cao, trộn thuốc bột làm hoàn. Ngày uống 8-12g lúc đói với nước cơm (Hắc Hoàn – Tế Sinh Phương).
Trị tinh huyết đều khô, doanh vệ hao tổn, sốt về chiều, tự ra mồ hôi, hồi hộp, lo sợ, chân tay mỏi, các loại hư yếu: Lộc nhung (chưng rượu), Phụ tử (bào) đều 40g. Tán bột. Chia làm 4 phần. Thêm Sinh khương 10 lát, sắc uống ấm(Nhung Phụ Thang – Thế Y Đắc Hiệu Phương).
Trị hư yếu, liệt dương, da mặt không tươi, tiểu nhiều, không muốn ăn uống: Lộc nhung 20-40g. Ngâm rượu 7 ngày, uống dần (Lộc Nhung Tửu – Phổ Tế Phương).
Trị Thận dương bất túc, tinh khí hao tổn gây nên liệt dương, di tinh, hoạt tinh, tiết tinh, lưng đau, gối mỏi, đầu váng, tai ù: Lộc nhung, Nhân sâm, Thục địa, Câu kỷ tử, Phụ tử. Làm thành hoàn, uống (Sâm Nhung Vệ Sinh Hoàn – Trung Dược Ứng Dụng Lâm Sàng).
Trị phụ nữ bị băng lậu, vô sinh do dương hỏa suy: Lộc nhung 40g, Thục địa 80g, Nhục thung dung 40g, Ô tặc cốt 40g. Tán bột. Ngày uống 8-12g. (Lộc Nhung Tán – Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Trị phụ nữ bị băng lậu: Lộc nhung 1g, A giao, Đương quy đều 12g, Ô tặc cốt 20g, Bồ hoàng 6g. tán bột. Y sĩ YHCT khuyên bạn ngày uống 2 lần, mỗi lần 4g với rượu ấm (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Trị liệt dương, tiểu nhiều: Lộc nhung, sao rượu, tán bột. Mỗi lần uống 0,8g-1,2g với nước sắc 20g Dâm dương hoắc (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Liều dùng:
Lộc nhung không cho vào thuốc sắc, chỉ tán nhỏ, hòa uống riêng từ 1,2 – 4g.
Nguồn: nhathuocviet.vn