Trong các tác phẩm thi ca, bồ công hiện lên với vẻ đẹp nhẹ nhàng, mong manh dễ vỡ nhưng ẩn chứa sức mạnh sinh tồn bất diệt. Bước ra khỏi ánh sáng hoa mĩ, bồ công anh vẫn đẹp với nhiều tác dụng trị bệnh trong các bài thuốc YHCT.
- Tổng hợp các bài thuốc hay từ cây cỏ quanh ta
- Những tác dụng của cây hương nhu mà không phải ai cũng biết
- YHCT khẳng định đinh lăng có các tính chất gần giống nhân sâm
Bồ công anh từ vẻ đẹp mong manh đến tác dụng trị bệnh trong YHCT
Sơ lược về cây bồ công anh
Chắc hẳn bồ công anh không còn xa lạ với nhiều người khi chúng xuất hiện không chỉ trong các trang văn phim ảnh, những ca khúc đi cùng năm tháng mà còn trong các bài thuốc cổ từ xa xưa. Theo Y học cổ truyền Hà Nội, bồ công anh có vị đắng ngọt, tính lạnh, mang nhiều tác dụng quan trọng như giải độc, thanh nhiệt, chữa mụn nhọt, khó tiêu, sưng vú, tắc tia sữa, viêm dạ dày,…
Ở nhiều nơi, bồ công anh còn được gọi với các tên khác như rau mũi mác, bồ cóc, diếp dại, diếp trời,… Đây là loại cây nhỏ, cao chừng 1m, đôi khi cao tới 3m, thân mọc thẳng, nhẵn, không cành hoặc rất ít cành. Lá cây có nhiều hình dạng khác nhau, gần như không có cuống, được chia thành nhiều thùy hay răng cưa to, thô. Hoa có màu vàng hoặc màu tìm tùy loại, tuy nhiên cả hai đều có giá trị dùng làm thuốc.
Bồ công anh hiện mọc hoang khá nhiều tại các tỉnh miền Bắc nước ta. Tuy nhiên theo kinh nghiệm dân gian, nhân dân thường dùng lá làm thuốc. Sau khi thu hái về, lá dùng tươi, phơi hoặc sấy khô để dùng dần. Khi làm thuốc trong các bài thuốc nam hay thuốc bác trong Y học cổ truyền, bồ công anh có thể được dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác.
Bài thuốc trị bệnh trong YHCT từ bồ công anh
Tận dụng những tác dụng dược lý trị bệnh của bồ công anh, các thầy thuốc, Y sĩ y học cổ truyền đã áp dụng trong các bài thuốc trị bệnh hiệu quả và an toàn đối với sức khỏe con người. Một số bài thuốc trị bệnh tiêu biểu có sử dụng vị thuốc bồ công anh có thể kể đến như sau:
Trị ăn uống kém tiêu, hay bị mụn nhọt: Lá bồ công anh khô 10 – 15g, nước 600ml (khoảng 3 bát con), đem sắc còn 200ml (1 bát), đun sôi trong vòng 15 phút. Liệu trình uống từ 5 – 7 ngày.
Chữa vú sưng đau, tắc tia sữa: Lá bồ công anh tươi khoảng 30g, đem rửa sạch, thêm ít muối, giã nát, vắt lấy nước uống. Số bã còn lại dùng để đắp lên nơi vú sưng đau. Thông thường chỉ dùng 2 – 3 lần là đỡ.
Điều trị viêm họng: Bồ công anh 40g, cam thảo nam 10g, kim ngân hoa 20g. Sắc uống ngày một thang. Liệu trình uống từ 3 – 5 ngày.
Chữa mụn nhọt: Bồ công anh 40g, sài đất 20g, bèo cái 50g. Sắc uống ngày một thang. Uống 3 – 5 ngày.
Điều trị đau dạ dày do viêm: Lá bồ công anh khô 20g, lá khôi 15g, lá khổ sâm 10g, nước 300ml, đun sôi trong vòng 15 phút. Để dễ uống có thể cho thêm ít đường, chia 3 lần uống trong ngày. 10 ngày là một liệu trình.
Tuy nhiên các thầy thuốc đồng thời là giảng viên Trung cấp Y học cổ truyền lưu ý rằng, tên bồ công anh trên thực tế chỉ dùng để nói về ít nhất 3 loại cây khác nhau, đó là: Bồ công anh Trung Quốc là loại cây được ghi trong các sách dược của Trung Quốc. Trong khi đó, bồ công anh Việt Nam, phổ biến ở miền Bắc và Bắc Trung bộ, hay còn gọi là rau bồ cóc, mũi mác, diếp dại, mũi cày, diếp trời. Bên cạnh đó, cây chỉ thiên ở một số vùng miền Nam nước ta cũng gọi là bồ công anh và được dùng như như bồ công anh Trung Quốc.