Chữa bệnh thoái hóa đốt sống cổ bằng châm cứu là phương pháp điều trị được sử dụng nhiều. Về nguyên lý, châm cứu ngày nay vẫn giống thời xưa, nhưng nhờ kết hợp với khoa học kỹ thuật nên phương pháp thực hiện đã tiến bộ và đem lại hiệu quả hơn nhiều.
- Tại Sao Châm Cứu Có Tác Dụng Trong Phòng Và Chữa Bệnh?
- Phục Hồi Chức Năng Đốt Sống Cổ Bằng Kỹ Thuật Vật Lý Trị Liệu
Châm cứu
Ngày nay, châm cứu được ứng dụng phổ biến trong y học như: châm tê để hỗ trợ phẫu thuật ngoại khoa, châm cứu cắt cơn nghiện trong điều trị cai nghiện ma túy, châm cứu để giảm béo. Tuy vậy, không phải ai cũng có thể chữa bệnh bằng phương pháp châm cứu này, bởi nếu thiếu hiểu biết và chưa có kinh nghiệm thì châm cứu có thể gây ra nhiều rủi ro, nguy hiểm.
Trong Y học cổ truyền chia ra nhiều trường phái châm cứu như: thể châm (châm các huyệt trên cơ thể); nhĩ châm (châm các huyệt trên loa tai); diện châm (châm hoặc ấn các huyệt trên mặt); túc châm, thủ châm, tỵ châm…; châm tê, trường châm, mãng châm, chôn chỉ… Mỗi loại châm cứu đều có một hiệu quả nhất định trên một số dạng bệnh lý khác nhau.
Điều trị thoái hóa đốt sống cổ bằng phương pháp châm cứu
Nghiên cứu của y học hiện đại đã ghi nhận châm cứu giúp phục hồi hệ kinh – mạch và tăng khả năng phòng vệ của cơ thể (sức đề kháng) nên có thể phòng và trị được bệnh. Châm cứu áp dụng điều trị giảm đau trong các loại bệnh lý như: thoái hoá khớp, bệnh đĩa đệm cột sống mức độ nhẹ, đau sau chấn thương, đau đầu migrain, đau do co thắt cơ trơn…; phục hồi liệt (di chứng tai biến mạch máu não, sau chấn thương, liệt thần kinh số 7 ngoại biên…); rối loạn giấc ngủ, căng thẳng (stress); tăng cường dinh dưỡng mô, cơ, da và tổ chức dưới da (dùng trong thẩm mỹ); tăng sức đề kháng, hỗ trợ cắt cơn thiếu thuốc (thuốc lá, thuốc gây nghiện…)
Đây là phương pháp cũng đã được nhiều người áp dụng. Tuy nhiên cần được sự tư vấn kỹ càng của bác sĩ. Dưới đây là một sô thông tin cụ thể về điều trị thoái hóa đốt sống cổ bằng châm cứu cho bạn đọc tham khảo thêm.
Bộ huyệt châm bệnh ở đốt sống cổ
Châm :
- Phong phủ, Phong trì, Thiên trụ, Lạc chẩm, Hậu khê, Tuyệt cốt, Nhu du.
- Tả : Giáp tích, A thị huyệt, Co cơ gai sống đo ra 0.5 thốn.
- Cứu : Phế du, Cao hoang du, Kiên tỉnh, Túc tam lý.
Gia giảm :
- Đầu khó cúi ngửa : – Tả : Kinh cốt, Bổ Ủy trung.
– Tả : Đại trữ, Phong môn.
- Đầu khó quay sang hai bên : Tả Kiên ngoại du, Hậu khê.
- Tê tay : – Tả Nguyên Lạc theo đường kinh đau.
– Tả : Hợp cốc, Dương khê, Khúc trì, Thiên vạc, Khuyết bồn, Trung phủ, Cực tuyền, Kiên tỉnh, Phụ phân, Phách hộ, Cao hoang du, Thần đường, Y hy, Kiên thống điểm.
- Tê bại tay khó nâng cao :
Tả : Thân trụ, Hiệp tích D3-D4, Cự khuyết du, Kiên ngung, Khúc trì, Hợp cốc, Thiên tông, Kiên liêu thấu Cực tuyền, Kiên thống điểm.
Hi vọng với những thông tin trên đây bạn đã hiểu được những lợi ích của phương pháp châm cứu này. Nếu Bạn yêu thích ngành Y học cổ truyền hãy liên hệ Khoa YHCT Trường Trung cấp Y khoa Pasteur.
Trường Trung cấp Y khoa Pasteur Hà Nội: Số 101 Tô Vĩnh Diện – Khương Trung – Quận Thanh Xuân – TP.Hà Nội. (Gần Cầu Vượt Ngã Tư Sở). Điện thoại tư vấn: 04.6296.6296 – 09.8259.8259
Trường Trung Cấp Y Khoa Pasteur Thái Nguyên: Ngõ 233 Đường Quang Trung – Tổ 8 Phường Tân Thịnh – TP Thái Nguyên, Tỉnh Thái Nguyên. Điện thoại tư vấn: 0280.6556.333.
Click vào đây để Đăng ký tuyển sinh Trực tuyến