Đông trùng hạ thảo là bài thuốc Đông Y bồi bổ sức khỏe. Tuy nhiên, phần lớn mọi người chưa biết rõ cách dùng của dược liệu này. Vậy, làm sao để sử dụng đúng cách và đem lại hiệu quả sử dụng cao?
Giới thiệu về Đông trùng hạ thảo
Thảo dược Đông trùng hạ thảo có bản chất là dạng ký sinh của loài nấm Cordyceps Sinensis trên cơ thể sâu non thuộc chi Thitarodes. Có hơn 680 dạng khác nhau gần họ hàng của loài nấm Cordyceps nhưng Cordyceps Sinensis thì chỉ có một loại duy nhất. Đó là loại đông trùng hạ thảo chuẩn, chứa thành phần hoạt chất sinh học cao, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Các loại nấm cùng chi Cordyceps khác cũng phát triển cộng sinh trên con sâu, tạo thành các phân loại gần giống (Cs-4). Nhưng do khác dòng giống, khác đặc tính vùng sinh trưởng nên các loại này cho thành phần hoạt chất sinh học kém, chất lượng kém, ít giá trị về mặt y học.
Tác động sinh học của đông trùng hạ thảo đối với cơ thể người?
Sinh khối của đông trùng hạ thảo có chứa: 17 loại acid amin, là thành phần đạm thực vật quý hiếm, nhiều loại vitamin: A, B1, B2, B12, C, D, E, K…; nguyên tố vi lượng: Ca, Fe, Zn, Mn, Cu, đặc biệt là Selen. Rất hiếm vật chất trên trái đất có chứa Selen. Selen được xem là chất có khả năng tăng cường hệ miễn dịch, giúp ngăn ngừa ung thư. Nhờ vào các hợp chất tự nhiên đặc biệt, đông trùng hạ thảo mang lại các tác động sinh học quan trọng.
Với hệ thống miễn dịch, dược liệu này làm tăng cường hoạt động miễn dịch tế bào, dịch thể, giúp chống viêm nhiễm, ngăn chặn sự phát triển, lây lan của vi khuẩn, virus, giảm dần các loại bệnh tật, ngăn ngừa, phòng chống di căn trong ung thư. Với hệ tuần hoàn, tim mạch, thần kinh, đông trùng hạ thảo chứa hàm lượng cao Mannitol, chất làm giãn nở cơ tim và mạch máu não, tăng tuần hoàn não và tim. Ngoài ra, thảo dược còn làm giảm mỡ máu, giảm cholesterol và lipo-protein, hạn chế xơ vữa động mạch.
Đông trùng hạ thảo giúp điều hoà nội tiết tố, khắc phục các triệu chứng khó chịu của thời kỳ tiền mãn kinh, mãn kinh, giúp cải thiện chứng lạnh tử cung (trường gặp trong các trường hợp hiếm muộn, sảy thai). Bài thuốc Y học cổ truyền này làm tăng cung cấp và chuyển tải oxy, tăng lưu thông máu, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất của tế bào, phân huỷ, trung hoà chất thải và độc tố trong cơ thể, duy trì môi trường cơ thể lành mạnh, ngăn chặn lão hoá, kéo dài tuổi thọ.
Thảo dược cho tác dụng rõ và nhanh trong việc phục hồi và làm giảm triệu chứng viêm thận mãn, suy thận: liệt dương, di tinh, mệt mỏi, đau lưng, tê nhức các chi, khớp; có công dụng nhanh, mạnh với các vấn đề của đường hô hấp như ho, đàm, suyễn, viêm, hen phế quản, lao phổi…
Liều lượng sử dụng đông trùng hạ thảo
Mức chuẩn cho sử dụng đông trùng hạ thảo là 1.000mg mỗi ngày (ngày 2 viên, mỗi viên 500mg). Hàm lượng này đủ để giúp tuần hoàn máu trong cơ thể luân chuyển tốt, kích hoạt hệ thống miễn dịch, tạo ra những tác động sinh học đủ mạnh để làm thay đổi, cải thiện tình trạng sức khỏe rõ rệt. Với cơ thể người cao tuổi, vốn thể trạng đã rất kém thì hàm lượng thấp không mang lại hiệu quả đáng kể. Vì vậy, Y sĩ Y học cổ truyển cho rằng dùng liều thấp cho người cao tuổi không chỉ tốn thời gian mà còn gây lãng phí. Trong những trường hợp cơ thể suy kiệt, muốn phục hồi nhanh, bạn có thể tăng lượng sử dụng lên đến 2.000mg mỗi ngày.
Cách dùng hiệu quả nhất đối với đông trùng hạ thảo
Nghiên cứu khoa học đã chứng minh: phần thân sâu non chỉ có tác dụng nuôi dưỡng cọng nấm. Nấm càng phát triển, càng hút hết dinh dưỡng từ sâu non, cuối cùng sâu non chỉ còn lại cái xác rỗng. Ngược lại, tất cả những thành phần dinh dưỡng đặc biệt quý giá đều nằm trong phần nấm. Vì vậy, nguyên con đông trùng hạ thảo có nguy cơ chứa nhiều tạp chất (từ xác sâu rỗng), thành phần hoạt chất sinh học kém, ít, không mang lại hiệu quả đáng kể. Dạng viên uống đông trùng hạ thảo nguyên chất, tinh khiết, có chất lượng cao là loại được chắt lọc và cô đặc những tinh chất quý giá của phần nấm, giúp mang lại các hiệu quả sinh học đáng kể.
Nếu yêu thích Ngành Y học cổ truyền hãy liên hệ Khoa YHCT Trường Trung cấp Y khoa Pasteur.
Trường Trung cấp Y khoa Pasteur Hà Nội: Số 101 Tô Vĩnh Diện – Khương Trung – Quận Thanh Xuân – TP.Hà Nội. (Gần Cầu Vượt Ngã Tư Sở). Điện thoại tư vấn: 04.6296.6296 – 09.8259.8259
Trường Trung Cấp Y Khoa Pasteur Thái Nguyên: Ngõ 233 Đường Quang Trung – Tổ 8 Phường Tân Thịnh – TP Thái Nguyên, Tỉnh Thái Nguyên. Điện thoại: 0280.6556.333
Nguồn: Vnexpress.net