Danh mục
Trang chủ / Hỏi Đáp Y Dược / Dược sĩ hướng dẫn cách phát hiện và phòng tránh tác dụng phụ của thuốc

Dược sĩ hướng dẫn cách phát hiện và phòng tránh tác dụng phụ của thuốc

Để phòng ngừa và tránh tác dụng phụ khi sử dụng thuốc do các bác sĩ kê đơn, Dược sĩ cần hướng dẫn người bệnh cần dùng thuốc đúng theo chỉ định của bác sĩ về liều lượng, số lượng, số lần uống thuốc trong ngày và đặc biệt là đối với phụ nữ và trẻ nhỏ.

duoc-si-tu-van-phong-tranh-tac-dung-phu-cua-thuoc
Thuốc có công năng trị bệnh nhưng thuốc ngoài tác dụng điều trị, thuốc có thể gây ra những tác dụng không mong muốn mà người bệnh cần lưu ý. Ví dụ thuốc Corticoid là một ví dụ điển hình về con dao hai lưỡi, vì bên cạnh mặt lợi cũng có rất nhiều tác dụng phụ nguy hiểm. Ở nước ta, do chưa tuân thủ đúng những nguyên tắc về chế độ kê đơn và bán thuốc theo đơn nên hậu quả nhiều người dùng Corticoid đã bị các tác dụng phụ nguy hiểm như loãng xương, tăng huyết áp, đái tháo đường, loét và chảy máu dạ dày, dễ bị nhiễm khuẩn… Mặt khác ngay cả khi dùng đúng chỉ dẫn của thầy thuốc thì người bệnh vẫn có thể bị các biến chứng trên, đặc biệt trong trường hợp dùng thuốc dài ngày.

Nên phòng ngừa tác dụng phụ của thuốc

Việc uống thuốc không theo chỉ định, không đúng cách có thể khiến bạn gặp phải những tác dụng phụ không mong muốn.
Bên cạnh đó, mỗi loại thuốc đều có 2 mặt, bên cạnh tác dụng điều trị cũng có thể kèm theo tác dụng phụ mà người bệnh cần lưu ý.

Tác dụng phụ của thuốc là gi?

Tác dụng phụ là những tổn thương hoặc những đáp ứng không mong muốn đối với một loại thuốc được dùng với mục đích điều trị. Trước khi đưa vào sử dụng, tất cả các loại thuốc đều được thử nghiệm trên người khỏe mạnh và bệnh nhân. Tác dụng chữa bệnh sẽ được so sánh với những tác dụng có hại để có sự chỉ định hợp lý cho việc dùng thuốc. Phản ứng phụ do thuốc có nhiều dạng khác nhau, phổ biến nhất là các tác dụng phụ liên quan đến tác dụng dược lý của thuốc, biểu hiện dị ứng thuốc, nhiễm độc và tương tác thuốc.

Mặc dù vậy, Dược sỹ có những phản ứng phụ không phổ biến, chỉ xảy ra ở 1-2 trên tổng số 1.000 người dùng thuốc cũng như các triệu chứng xuất hiện sau một thời gian dùng thuốc kéo dài đã không được nhắc đến trong đơn thuốc. Mặt khác, các tác dụng chữa bệnh của mỗi loại thuốc cũng thường giảm đi cùng với thời gian.

Mặc dù hầu hết các phản ứng phụ do thuốc gây ra do các loại thuốc kê đơn như kháng sinh, thuốc hạ huyết áp, lợi tiểu, thuốc giãn phế quản, thuốc chống viêm giảm đau… nhưng cũng có thể gặp do các thuốc bán không cần đơn như thuốc bổ, vitamin và thuốc thảo dược.

phan-ung-phu-cua-thuoc-lam-tang-huyet-ap

Biểu hiện khi bị phản ứng phụ của thuốc?

Một số phản ứng có hại của thuốc rất dễ được phát hiện như: dị ứng thuốc (tăng nhiệt độ, mẩn ngứa, nổi mề đay, nhức đầu, nôn mửa) hoặc shock phản vệ (ngứa toàn bộ cơ thể: nhất là ở bàn tay và bàn chân, phù ở mắt như bị bỏng nặng, phù cuống họng, khó thở, chóng mặt, tụt huyết áp và có thể ngất xỉu). Hiện tượng không dung nạp thuốc có thể xảy ra ở khoảng 25% bệnh nhân. Hệ miễn dịch không có vai trò trong loại phản ứng này. Ðau bụng, nôn mửa, đau gân, chóng mặt, buồn ngủ, tiêu chảy có thể là biểu hiện của tình trạng không dung nạp thuốc. Giảm liều thuốc hoặc dùng thuốc sau bữa ăn đôi khi làm thuốc dễ dung nạp hơn.
Tác dụng phụ của thuốc là gì?

Các phản ứng phụ do thuốc, tùy từng dạng khác nhau, có thể nhẹ, dễ phát hiện (tăng nhiệt độ, mẩn ngứa, nổi mề đay, nhức đầu, nôn mửa) nhưng cũng có thể rất nặng nề, đe dọa tính mạng hoặc gây tàn phế cho người bệnh, có thể biểu hiện tại chỗ hoặc toàn thân như shock phản vệ (ngứa toàn bộ cơ thể: nhất là ở bàn tay và bàn chân, phù ở mắt như bị bỏng nặng, phù cuống họng, khó thở, chóng mặt, tụt huyết áp và có thể ngất xỉu).

Phản ứng phụ của thuốc có đáng lo ngại?

Cơ quan bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi các tác dụng phụ của thuốc gồm hệ da niêm mạc, hệ thần kinh trung ương, hệ tiêu hóa, hệ tim mạch và các giác quan.

Các phản ứng phụ không liên quan đến cơ chế miễn dịch bao gồm biểu hiện không dung nạp thuốc, nhiễm độc thuốc, tương tác thuốc, tác dụng thứ phát và phản ứng đặc ứng do thuốc. Biểu hiện không dung nạp gây ra do sự quá nhạy cảm của cơ thể với các tác dụng dược lý thông thường của thuốc, xảy ra ngay cả khi đã giảm liều thuốc.

Một số tác dụng phụ của thuốc có thể gây ra các hậu quả thứ phát cho người bệnh, ví dụ như các loại glucocorticoid gây suy giảm khả năng miễn dịch khiến người bệnh dễ mắc các loại nhiễm trùng như lao, virut herpes… Đôi khi, tác dụng thứ phát lại đem đến lợi ích cho người bệnh, ví dụ như paracetamol được dùng với mục đích hạ sốt nhưng lại có thêm tác dụng giảm đau.

cach-phong-ngua-tac-dung-phu-cua-thuoc

Cách phòng ngừa tác dụng phụ của thuốc
Dược sĩ trung cấp trước hết cần có quan niệm đúng về thuốc: cho dù có quý hiếm, đắt tiền bao nhiêu thì thuốc vẫn là chất ngoại lai, chất lạ bắt cơ thể phải chọn lọc, chuyển hóa, hấp thu và đào thải. Một số thuốc gây tác dụng phụ ở mức độ khác nhau, một số khác có thể trở thành kháng nguyên gây cảm ứng, tạo tiền đề cho dị ứng khi bệnh nhân dùng lại thuốc đó. Vì vậy khi thật cần thiết mới dùng.

Khi đã dùng thuốc phải tuân thủ hướng dẫn của thầy thuốc về liều lượng, thời gian dùng. Ví dụ, số lần uống thuốc trong ngày, thời điểm uống thuốc (trước hoặc sau bữa ăn), kiêng kỵ ra sao… Những tuân thủ này không thể tùy tiện.

Đối với một số thuốc, nhất là đối với bệnh nhân có cơ địa dị ứng lại càng phải có quy định chặt chẽ: thử phản ứng da trước khi tiêm, định kỳ kiểm tra máu, chức năng gan thận, nhằm phát hiện sớm những biến đổi bệnh lý có thể xảy ra.

xem thêm: Trung cấp nghề dược học ở đâu tốt nhất?