Thuốc hạ sốt được dùng khá phổ biến nhưng việc chọn mua Thuốc nào? Sử dụng ra sao để an toàn và hiệu quả thì không phải ai cũng biết. Nhiều trường hợp không dùng Thuốc theo chỉ định của Dược sĩ đã gây ra những hậu quả nặng nề.
- Dược sĩ cho biết cách nhỏ thuốc khi bị đau mắt đỏ?
- Dược sĩ liệt kê tác dụng phụ của những loại Thuốc thường dùng
Không phải cứ trên 37 độ C là sốt
Nhiệt độ ở bé cao nhất trong buổi chiều và buổi tối, nhất là sau khi thức dậy. Ngoài ra, các bé cũng thường có thân nhiệt cao hơn người lớn. Theo tuổi, thân nhiệt ở bé sẽ dần ổn định vì thế, trên 37ºC không phải lúc nào cũng là bé bị sốt. Mặt khác, thông thường từ 37,1 độ C – 38,4 độ C là mức độ sốt nhẹ, an toàn với trẻ và mang tính kích thích miễn dịch. Chỉ khi con sốt con từ 38,5 độ C trở lên mẹ mới cần can thiệp bằng cách loại thuốc khác nhau.
Lạm dụng thuốc đặt hậu môn
Đối với trẻ nhỏ không muốn uống thuốc hạ sốt vì sợ đắng hoặc những bé sơ sinh dễ trớ khi dùng thuốc hạ sốt đường uống thì thuốc hạ sốt đặt hậu môn là giải pháp lý tưởng. Tuy nhiên, rất nhiều chuyên gia và các bác sỹ đầu nghành của Việt Nam đã từng lên tiếng khuyến cáo các mẹ không nên lạm dụng loại thuốc này.
Chườm đá, dán miếng dán lạnh để hạ sốt cho con
Nhiều phụ huynh thường hay lấy nước đá cho vào túi nilon hay khăn vải bọc lại rồi chườm trán cho bé. .
Mặt khác, những loại thuốc như bạc hà chỉ tạo ra cảm giác lạnh, hydrogel chỉ là dạng tinh thể ngậm nước (như trong miếng dán lạnh) cũng không phải là thuốc hạ sốt và có tác dụng giúp trẻ hết sốt. Thậm chí, PGS – TS Nguyễn Tiến Dũng (Trưởng khoa Nhi BV Bạch Mai) còn bày tỏ: “Tôi không đồng ý với việc chườm khăn ướt hay chườm đá cho trẻ… Đó là các biện pháp vật lý chỉ có tác dụng hạ sốt trong 1 tiếng đầu mà thôi. Hiện nay, các nước châu Âu không áp dụng hạ sốt cho trẻ bằng dùng những biện pháp vật lý như vậy. Bởi vì, những cách đó thường làm cho trẻ mệt hơn, quấy hơn, thậm chí còn dẫn đến biến chứng nặng hơn”.
Lời khuyên của Dược sĩ Trung cấp
Đối với trẻ nhỏ bạn nên tìm hiểu rõ nguyên nhân gây sốt, chỉ nên dùng thuốc hạ sốt khi nhiệt độ cơ thể bé từ 38,5 độ trở lên
Nếu bé hay bị chớ hoặc khó cho uống thuốc thì nên dùng cao dán hoặc thuốc viên đạn. Khi bé bị tiêu chảy thì nên dùng cao dán, nếu phát ban thì không được dùng ngoài da.
Nên dùng < 2000 mg/ ngày với người lớn, < 1000mg / ngày với trẻ nhỏ. Dùng với trẻ em phải tính liều lượng cụ thể
Kết hợp hạ sốt cùng các biện pháp vật lý như chườm mát, lau nước mát. Nhớ chỉ lau tối đa 3 lần trong cơn sốt, lau một lần khô rồi mới lau tiếp lần nước mát.
Nếu bé vẫn sốt thì cho uống thuốc hoặc kết hợp cả lau mát và uống thuốc.
Nếu có đam mê với Ngành Dược, có nhu cầu học Trung cấp Dược để được có những hiểu biết và kiến thức về Dược phẩm hãy liên hệ:
Trường Trung cấp Y khoa Pasteur Hà Nội: Số 101 Tô Vĩnh Diện – Khương Trung – Quận Thanh Xuân – TP.Hà Nội. (Gần Cầu Vượt Ngã Tư Sở). Điện thoại tư vấn: 04.6296.6296 – 09.8259.8259
Trường Trung Cấp Y Khoa Pasteur Thái Nguyên: Ngõ 233 Đường Quang Trung – Tổ 8 Phường Tân Thịnh – TP Thái Nguyên, Tỉnh Thái Nguyên. Điện thoại tư vấn: 0280.6556.333.
Nhà trường liên tục Tuyển sinh Trung cấp Dược trong và ngoài giờ hành chính nhiều đợt trong năm 2015.
Nguồn: phunutoday.vn