Những sai lầm khi cho trẻ uống thuốc của cha mẹ có thể khiến con không chỉ bệnh nặng hơn mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ sau này.
Sử dụng đơn thuốc “truyền miệng”
Rất nhiều mẹ vì ngại đi bệnh viện nên quyết định tự kê đơn cho con theo kinh nghiệm học hỏi của người khác. Chuyện này không hiếm. Không thiếu các mẹ trị bệnh cho con, đặc biệt là các bệnh được xếp vào hàng “lặt vặt” như ho, sổ mũi, nghẹt mũi… bằng các đơn thuốc và phương pháp tìm được trên Internet, hoặc qua kinh nghiệm trị bệnh của các mẹ khác hay sử dụng luôn đơn thuốc của bé khác có biểu hiện bệnh tương tự con mình.
Phán đoán bệnh sai
Trang web của Bệnh viện Phụ sản Trung ương cho biết, rất nhiều các bệnh truyền nhiễm như: bệnh sởi, sởi cấp tính ở trẻ em, bệnh viêm màng não, viêm cơ tim do vi rút… triệu chứng khởi đầu của các bệnh này giống như là bị cảm mạo, nếu không phát hiện kịp thời sẽ kéo dài thời gian điều trị của bé.
Cho con uống chung thuốc với sữa
Dược sĩ cho rằng một số mẹ thích cho thuốc trộn chung với sữa rồi cho con uống. Tuy nhiên, các nghiên cứu chỉ ra rằng, không nên chọn cách này. Trong sữa có nhiều chất khoáng nên có thể làm giảm hấp thu của một số thuốc. Chưa kể, do sữa nhiều canxi nên canxi khi tác dụng với thuốc, sẽ tạo thành kết tủa khó tan, khiến cơ thể không hấp thu được.
Dùng thuốc trùng lặp
Các loại dược phẩm trong thuốc cảm thường dùng đều hàm chứa thành phần giảm đau hạ sốt, nếu dùng đi dùng lại sẽ dẫn đến dùng thuốc quá liều lượng, dễ gây ra các phản ứng không tốt khống chế tái tạo máu. Vì vậy trước khi cho bé uống cần phải đọc kỹ tác dụng và hướng dẫn sử dụng.
Phối hợp không đúng
Những sai lầm khi cho trẻ uống thuốc của cha mẹ có thể khiến con không chỉ bệnh nặng hơn mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ sau này
Những sai lầm khi cho trẻ uống thuốc của cha mẹ có thể khiến con không chỉ bệnh nặng hơn mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ sau này
Có một số thuốc chỉ uống mỗi một loại thì an toàn cho bé nhưng nếu kết hợp uống với các loại thuốc khác có thể sẽ gây ra những phản ứng không tốt, hay nói cách khác là kiêng kỵ phối hợp sử dụng.
Tự ước lượng liều lượng thuốc cho con
Câu nói “đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng” luôn được nhắc đi nhắc lại trong bất cứ một quảng cáo thuốc nào trên truyền hình. Vậy nhưng vẫn có rất nhiều mẹ chủ quan với vấn đề này.
Sử dụng toa thuốc cũ
Một số bà mẹ đã tự ý sử dụng đơn của bác sĩ đã kê cho con trong lần khám bệnh trước để mua thuốc dùng cho trẻ trong lần bệnh sau (khi trẻ có những triệu chứng giống hoặc na ná lần bệnh trước).
Cần lưu ý, một đơn thuốc bác sĩ ghi sau khi khám chẩn đoán bệnh chỉ dành riêng cho một cá nhân vào một thời điểm và trong điều kiện nhất định nào đó thôi. Bệnh cũ có thể bị tái phát, triệu chứng bệnh có vẻ giống như bệnh cũ nhưng tiến triển đến mức nặng hơn thì lại là bệnh khác. Vì vậy, dùng toa thuốc cũ là không đúng, thậm chí còn nguy hiểm…
Số lần sử dụng không đúng
Các loại thuốc khác nhau hấp thụ trong cơ thể, tốc độ phân giải và tiêu hóa đều không giống nhau, số lần uống mỗi ngày cũng không giống nhau. Nếu không uống đúng số lần quy định, tác dụng của thuốc sẽ giảm đi hoặc gây ra thuốc quá liều lượng.
Dùng nhầm thuốc người lớn
Rất nhiều loại thuốc người lớn có tác dụng phụ không thích hợp dùng cho trẻ em. Nếu không hiểu rõ đặc trưng của các loại thuốc này tuỳ tiện cho trẻ em uống sẽ dẫn đến những hậu quả khôn lường.
Trung cấp Dược: Lời khuyên của bác sỹ
Các ông bố bà mẹ hãy cẩn trọng, khi mua thuốc về nhà nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, không nên vội vàng cho trẻ em uống ngoại trừ đã quá hiểu rõ tính năng và liều lượng của thuốc. Tốt hơn hết là mang trẻ em đến khám ở bệnh viện tin tưởng và làm theo lời chỉ dẫn của bác sỹ cho dù bệnh nặng hay nhẹ.