Danh mục
Trang chủ / Trung Cấp Y / Y Sĩ Y Học Cổ Truyền / Tác hại khi lạm dụng và những trường hợp không nên sử dụng nhân sâm

Tác hại khi lạm dụng và những trường hợp không nên sử dụng nhân sâm

Nhân sâm là một vị thuốc quý, song nó không phải là thứ “vạn linh chi dược”. Hơn nữa, nếu sử dụng không đúng cách còn có thể dẫn đến những sai lầm đáng tiếc

nhan-samTác hại khi lạm dụng và những trường hợp không nên sử dụng nhân sâm

Những tác hại khi lạm dụng nhân sâm

Từ xa xưa, trong giới Đông y đã có một câu thành ngữ: “Đại hoàng cứu nhân vô công, nhân sâm sát nhân vô quá”. Nghĩa là: Đại hoàng – vị thuốc tương đối rẻ và thông dụng có cứu được bệnh cũng không được ghi công, trong khi đó nhân sâm giết chết người nhưng vẫn không bị buộc tội.

Theo một số tài liệu Trung cấp Y học Cổ truyền Hà Nội cho biết, độc tính của nhân sâm tương đối thấp. Tuy nhiên, nếu người bình thường không có bệnh mà lạm dụng, hoặc là dùng liều quá cao, thời gian sử dụng quá dài, vẫn có thể xuất hiện các phản ứng trúng độc.

Biểu hiện khi bị ngộ độc nhân sâm thường thấy như: mất ngủ, chóng mặt, đau đầu, huyết áp tăng cao, thần kinh hưng phấn liên tục, thân thể phù thũng, da mẩn đỏ, chảy máu mũi…Người ta gọi đó là “Hội chứng lạm dụng nhân sâm”.

Có một minh chứng thực tế về việc lạm dụng nhân sâm, một đôi thanh niên nam nữ khỏe mạnh bình thường, đã lấy 30g hồng sâm, sắc với 800ml nước uống cùng nhau và chỉ sau 10 phút, cả hai đều thấy đau đầu, mắt nhìn không rõ vật, ngôn ngữ rối loạn…Rất may được cấp cứu kịp thời nên họ đã thoát nạn.

Những trường hợp nào không nên dùng nhân sâm?

Người khoẻ mạnh không nên dùng sâm

Ông cha ta vẫn thường bảo, đang khoẻ mạnh mà dùng sâm, chẳng khác gì ngôi nhà đang vững chắc lại đục tường cấy thêm cột vào để gia cố, như vậy không chỉ vô ích mà còn khiến ngôi nhà chóng hư hỏng hơn.

tang-huyet-ap

Người bình thường không có bệnh mà dùng sâm có thể làm huyết áp tăng cao

Y học hiện đại cũng cho thấy, người bình thường không có bệnh mà dùng sâm có thể làm huyết áp tăng cao, đại tiện táo, chảy máu mũi miệng khô lưỡi rát và rối loạn chức năng nội tạng.

Cao huyết áp, xơ mỡ động mạch, không nên dùng độc vị nhân sâm

Nhân sâm có một số chất có tác dụng phân giải chất béo. Do đó, khi dùng nhân sâm thì quá trình tích tụ mỡ ở thành mạch máu và một số cơ quan sẽ có thể gia tăng, như vậy có thể gây nguy hiểm đối với người bị xơ mỡ động mạch và cao huyết áp.

Phụ nữ đang mang thai không nên dùng nhân sâm

Theo thầy thuốc là giảng viên các trường đào tạo ngành bác sĩ y học cổ truyền chia sẻ, phụ nữ khi có thai nếu dùng quá nhiều các thứ thuốc bổ như long nhãn, gà hầm và nhân sâm … có thể sinh ra một số chứng bệnh ở tỳ vị, trở nên phiền táo, trong miệng mọc mụn…

Mặc dù ăn uống cần có đủ chất, nhưng không nên tiến hành bổ dưỡng quá nhiều, tạo nên sự dư thừa, gây cản trở cho quá trình chuyển hoá và nuôi dưỡng thai nhi.

Đối với trẻ em không nên dùng nhân sâm bừa bãi

Trong sâm có một số thành phần như panacen, panaxin, panax sapogenol panaquillon,… có thể gây ngộ độc. Trẻ em đặc biệt là trẻ sơ sinh, cơ thể còn non yếu nên rất dễ trúng độc.

Khi trẻ bị ngộ độc sâm, thường có các triệu chứng như quấy nhiễu không yên, hay kêu khóc, mặt nhợt nhạt, xuất hiện các vết tím bầm, thở gấp, co quắp, tim đập chậm, nôn mửa v.v…

Cho nên, khi sử dụng sâm đối với trẻ em, cần có sự hướng dẫn cẩn thận của thầy thuốc. Chớ nên cho trẻ uống sâm để “giải nhiệt”!

Các bác sĩ Y học Cổ truyền  Nguyễn Hữu Định giảng viên Trường Trung cấp Y khoa Pasteur cho biết, đối với những trường hợp nhiễm độc nhân sâm, nếu nhẹ chỉ cần ngừng sử dụng là cơ thể sẽ dần dần hồi phục, có thể  dùng củ cải hoặc hạt củ cải giã nát sắc uống, sẽ mang lại hiệu quả nhất định Trường hợp nặng hơn phải đưa ngay bệnh nhân đến bệnh viện cấp cứu.