Tai biến mạch máu não là bệnh thường gặp ở người cao tuổi để lại những di chứng nặng nề cho người bệnh. Theo Y học cổ truyền, tai biến mạch máu não xảy ra do các yếu tố như phong, hỏa, đàm, ứ huyết đã tác động lẫn nhau mà sinh bệnh.
- Y Học Cổ Truyền Nói Về Việc Dùng Thuốc Tây Chữa Thoái Hoá Cột Sống
- Chính Sách Quốc Gia Về Đào Tạo Y Sĩ Học Cổ Truyền
Yếu tố gây tai biến mạch máu não
“Phong” tức can phong thường biểu hiện hoa mắt, váng đầu, chân tay run do can thận âm hư, thủy không dưỡng mộc, can dương thịnh hóa phong mà sinh bệnh. Kết hợp tình chí u uất hóa hỏa, đặc biệt là do lao tâm, suy nghĩ nhiều khiến tâm hỏa thịnh hoặc giận dữ làm can hỏa bị kích động, lại ăn uống nhiều chất béo, mỡ sẽ tích trệ rồi hóa hỏa; tất cả các vấn đề vừa nêu trên sẽ dẫn đến can phong nội động.
“Hỏa”: Can dương thịnh, trường vị kết nhiệt có biểu hiện mắt đỏ, bứt rứt, dễ cáu gắt, táo bón.
“Đàm”: Cũng do sở thích ăn nhiều chất béo hoặc nghiện rượu khiến cho tỳ, vị tích trệ, tân dịch tụ sinh đàm, cũng có khi do uất giận, ưu tư quá nhiều làm khí trệ mà sinh đàm. Bởi vậy có biểu hiện như tức ngực, buồn nôn, khạc ra đờm rãi, cơ thể hoặc chân tay tê dại hoặc xảy ra những cơn hoa mắt, váng đầu…
“Ứ huyết”: Thường do khí trệ, âm hư, huyết ít, do vậy khí hư khiến cho vận hóa suy giảm rồi sinh ra huyết ứ.
4 yếu tố vừa nêu có liên quan mật thiết với nhau và ảnh hưởng lẫn nhau và cuối cùng là tạo thành nhân quả của nhau.
Đây là chứng bệnh khá nan giải dễ dẫn tới tử vong, thường hay để lại di chứng như liệt nửa người (bán thân bất toại) hay nói không được hoặc nói ngọng, đại tiểu tiện không tự chủ do rối loạn cơ tròn…
Chứng trạng này, từ xa xưa Đông y cũng đã có những phương trị liệu, nhưng tiêu biểu và hiệu quả nhất vẫn là loại thuốc mang tính chất cấp cứu trong đông y có tên An cung ngưu hoàng hoàn.
Giới thiệu về Thuốc An cung ngưu hoàng hoàn
An cung ngưu hoàng hoàn được Y sĩ YHCT Ngô Cúc Thông thời Thanh Trung Quốc sáng lập ra dựa theo cổ phương. Là một loại thuốc được xếp vào loại thuốc cấp cứu trong Đông y với những trường hợp bị tai biến mạch máu não hay còn gọi là đột quỵ, nhồi máu não.
Trong thành phần của an cung ngưu hoàng hoàn gồm các vị dược liệu chủ yếu như ngưu hoàng (là sạn trong túi mật hay ống dẫn mật nằm trong gan được lấy ở giống trâu, bò; đó là loại bò tót Bos Taurus domesticus Gmelin họ trâu bò Bovodae. Ở Trung Quốc người ta còn lấy ngưu hoàng trong mật của các loại bò thuộc vùng Tây Bắc hoặc Đông Bắc hay tỉnh Hà Bắc…). Tê giác hoặc thủy tê giác, trân châu (ngọc trai), hoàng liên, chu sa, hùng hoàng, hoàng cầm, sơn chi, xạ hương, uất kim…
Xét các dược liệu có trong thuốc ta thấy các vị tê giác, hoàng cầm, hoàng liên, sơn chi… đều có tác dụng thanh nhiệt, an thần, trấn kinh cực mạnh, khiến các tế bào não giảm hưng phấn và sẽ tiêu thụ ít ôxy nhất. Còn vị xạ hương đảm nhiệm tuyên thông, khai khiếu cực mạnh làm cho tri giác phục hồi và có khả năng thông mạch (cũng vì khả năng này mà thuốc không được dùng cho phụ nữ đang mang thai vì sẽ làm sảy thai). Thuốc an cung ngưu hoàng hoàn được sử dụng trong các trường hợp đột quỵ đối với thể chứng bế hay nhồi máu não thì vô cùng hiệu nghiệm.
Nguyên tắc sử dụng an cung ngưu hoàng hoàn
Cần khẩn cấp về thời gian vì là thuốc dùng cho cấp cứu, mặt khác khi có mặt của thuốc trong cơ thể sẽ kịp thời ngăn chặn tình trạng đột quỵ cùng với những biến chứng có thể xảy ra tiếp theo do chứng đột quỵ gây ra rất nhanh chóng mà không thể lường trước được.
Mặt khác với công hiệu an thần của thuốc sẽ kịp thời giúp não giảm hưng phấn làm giảm thiểu khả năng tiêu thụ ôxy ở tế bào não ít nhất. Từ đó sẽ giúp giảm nhu cầu cung cấp ôxy cho não bộ.
Thuốc còn giúp khai khiếu, thông mạch khiến các mạch máu ở não được thư giãn. Khi các mạch máu được giãn ra có khả năng làm hết tắc nghẽn mà không cần đến các biện pháp can thiệp khác như nong mạch hoặc phẫu thuật lấy cục máu đông…
Ngoài ra thuốc còn có tác dụng hoạt huyết tiêu ứ do đó cũng có khả năng tiêu trừ được huyết khối hay các mảng xơ vữa bám quanh thành mạch máu.
Liều sử dụng: Người lớn ngày uống 1 – 3 viên/ngày tùy bệnh nhẹ hay nặng. Một đợt điều trị có thể kéo dài từ 3–5 ngày liền. Thuốc nên sử dụng càng sớm càng tốt trong vòng từ 10 ngày trở lại kể từ khi lâm bệnh thì hiệu nghiệm hơn.
Nếu đang sử dụng các loại thuốc tân dược cần uống xa các lần uống thuốc tân dược từ 30 – 60 phút để tránh khả năng có thể gây tương tác giữa các thuốc với nhau.
Nếu yêu thích Ngành Y học cổ truyền, có nhu cầu học Trung cấp Y học cổ truyền hãy liên hệ Khoa YHCT Trường Trung cấp Y khoa Pasteur.
Trường Trung cấp Y khoa Pasteur Hà Nội: Số 101 Tô Vĩnh Diện – Khương Trung – Quận Thanh Xuân – TP.Hà Nội. (Gần Cầu Vượt Ngã Tư Sở). Điện thoại tư vấn: 04.6296.6296 – 09.8259.8259
Trường Trung Cấp Y Khoa Pasteur Thái Nguyên: Ngõ 233 Đường Quang Trung – Tổ 8 Phường Tân Thịnh – TP Thái Nguyên, Tỉnh Thái Nguyên. Điện thoại tư vấn: 0280.6556.333.
Click vào đây để Đăng ký tuyển sinh Trực tuyến
Nguồn: Báo mới