Danh mục
Trang chủ / Tin Tức 24/7 / Y sĩ khuyến cáo Đàn ông cũng nên tầm soát ung thư vú

Y sĩ khuyến cáo Đàn ông cũng nên tầm soát ung thư vú

Ung thư vú là loại ung thư thường gặp nhất và gây tử vong hàng đầu ở phụ nữ nhưng không có nghĩa là không xuất hiện ở nam giới. Vì thế Y sĩ đa khoa khuyên đàn ông cũng nên tầm soát ung thư vú.

Tầm soát ung thư vú tại nhà

Theo BS Trần Văn Thiệp, trước đây khoảng 15 năm, người bệnh chỉ tới bệnh viện khám khi bệnh đã ở giai đoạn 3 trở lên. Nhưng vài năm trở lại đây, số người đến khám nhiều hơn và giai đoạn bệnh phát hiện sớm hơn, thậm chí có trường hợp ung thư vú không sờ thấy, chỉ phát hiện được qua chẩn đoán hình ảnh bằng chụp nhũ ảnh hoặc siêu âm…

Y sĩ khuyến cáo Đàn ông cũng nên tầm soát ung thư vú
Ung thư vú là loại ung thư thường gặp nhất ở phụ nữ

Một trong những lý do giúp tử suất người mắc ung thư vú ngày càng giảm trong khi số người mắc ngày càng tăng là nhờ vào các phương pháp hiện đại mới trong điều trị. Bên cạnh đó, phần lớn là nhờ vào sự ý thức tầm soát bệnh ngày càng sớm của người dân.

Bác sĩ Nguyễn Anh Luân, phó khoa ngoại 4 Bệnh viện Ung bướu, cho biết các bước tự tầm soát ung thư vú tại nhà:

–  Tự khám ngực mỗi tháng một lần sau kỳ kinh 5 ngày, bắt đầu từ tuổi 20. Kiểm tra vú trong khi tắm.

–  Quan sát sự thay đổi hình dạng và kích thước của vú trước gương theo các tư thế xuôi hai tay, giơ hai tay lên cao và chống hai tay lên hông.

–  Trong tư thế đứng, chia vú thành 4 phần, dùng tay phải khám ngực trái, tay trái khám ngực phải. Ấn nhẹ nhàng các đầu ngón tay xuống từng góc một, day ấn xem có bất thường nào khác như khối u hay mảng dày trong vú hay không. Kiểm tra phần quanh núm vú tương tự theo chiều kim đồng hồ.

–  Cùng với các động tác của bước ba, thực hiện lại y như vậy ở bước bốn trong tư thế nằm.

–  Kiểm tra núm vú có dấu hiệu rỉ dịch gì hay không. Đồng thời, dùng phần mềm các đầu ngón tay miết tìm xem có u hạch ở hõm nách hay không.

Sau khi kiểm tra nếu thấy có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào như u, một bên vú dày và cứng hơn bên kia, một bên vú sưng lên hoặc xệ xuống so với bên còn lại, da vùng vú bị lỗi lõm hoăc co kéo bất thường, núm vú đau hoặc tụt vào trong, có dịch ở núm mà không phải là sữa, có u hạch ở nách, vùng vú bị đau và da nổi đỏ… cần đến ngay bác sĩ, Y sĩ để được thăm khám bằng các kỹ thuật y khoa khác.

Đàn ông cũng có thể mắc ung thư vú

BS Thiệp cho biết mặc dù đàn ông không có ngực như phụ nữ, nhưng họ cũng có một số lượng nhỏ các mô vú. Tuy nhiên, nam giới thường ỷ y rằng chỉ nữ giới mới mắc căn bệnh này, nhưng thực tế nam giới vẫn mắc (chiếm tỉ lệ 1%) và phát hiện ở giai đoạn muộn, khi núm vú chảy máu hoặc gây đau.

Đầu vú lõm xuống hay núm vú lận vào trong. Một trong những dấu hiệu của bệnh ung thư vú ở nam giới được nhìn thấy qua núm vú. Nếu núm vú của nam giới bị kéo ngược vào trong ngực (núm vú ngược) thì có thể là triệu chứng của ung thư vú.

Y sĩ khuyến cáo Đàn ông cũng nên tầm soát ung thư vú
Đàn ông cũng có thể mắc ung thư vú

Ngực của một người đàn ông trưởng thành không phát triển mạnh như phụ nữ. Đàn ông nếu thường xuyên vận động, tập thể hình sẽ làm cho ngực nở hơn người bình thường. Nếu phát triển đều đặn cả hai bên thì không có gì đáng lo ngại. Cũng giống như ở nữ, nếu một bên vú có sự phát triển bất thường, khu vực vú có khối u nhô hẳn ra hoặc có thể sờ thấy. Khi có các biểu hiện này, việc thăm khám bác sĩ là cần thiết.

Các kỹ thuật sàng lọc ung thư vú ở nam giới cũng được áp dụng tương tư ở nữ giới: siêu âm, chụp nhũ ảnh, làm xét nghiệm sinh thiết. Các kỹ thuật điều trị trong Ngành Y như xạ trị, hóa trị hay liệu pháp hormon ở nữ cũng được điều trị cho nam.

Ngày nay, liệu pháp bảo tồn trong điều trị ung thư vú được chú trọng và lựa chọn nhiều vì tính hiệu quả và thẩm mỹ cho người bệnh ở giai đoạn sớm với lợi thế là giữ lại được tuyến vú.

Theo BS Luân, trong điều trị muộn có hai phương pháp: tái tạo túi độn và tái tạo tự thân. Cả hai phương pháp này đều mang lại hiệu quả như nhau. Tuy nhiên, nhiều bệnh nhân lo lắng khi dùng phương pháp túi độn trong tái tạo vú dễ xảy ra vấn đề đào thải và dị ứng hoặc biến dạng túi độn nhưng tỉ lệ này rất thấp. Ở biến chứng muộn xảy ra co thắt vỏ bao gây biến dạng túi độn, lúc này chỉ cần lấy túi độn ra.

Nhiều hoạt động trong năm như ngày No bra day (ngày không mặc áo ngực, 9-7 và 13-10) hằng năm, ngày hội nón hồng (25-10-2015) được tổ chức để hỗ trợ tinh thần cho cộng đồng bệnh nhân ung thư vú và nâng cao ý thức về căn bệnh này.

Y sĩ khuyến cáo Đàn ông cũng nên tầm soát ung thư vú

Những yếu tố nguy cơ gây ung thư vú

Y sĩ Trung cấp chia sẻ trong quyển sách Dressed to kill (Trang phục giết người) của hai tác giả Ross Singer và Soma Grismaijer nói về các tác hại của áo ngực là một trong những yếu tố nguy cơ gây ung thư vú rằng: việc mặc áo ngực thường xuyên và không đúng cách sẽ gây áp lực lên tim và vai, hình thành các nguy cơ ung thư vú.

  • Mặc áo ngực 24/24 giờ hằng ngày: 3/4 có nguy cơ phát triển ung thư vú (nguy cơ cao hơn 125 lần so với những người không mặc áo ngực).
  • Mặc áo ngực trên 12 giờ mỗi ngày nhưng không mặc lúc ngủ: 1/7 có nguy cơ phát triển ung thư vú.
  • Mặc áo ngực dưới 12 giờ mỗi ngày: 1/152 có nguy cơ phát triển ung thư vú.
  • Những phụ nữ ít khi mặc hoặc không mặc áo ngực: nguy cơ này chỉ còn 1/168.

 

Nguồn: tuoitre.vn