Viêm đường hô hấp là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ rất nguy hiểm, thậm chí gây tử vong cho trẻ? Y sĩ đa khoa khuyên các mẹ nên chú ý một số điều khi trẻ bị viêm đường hô hấp?
- Y sĩ đa khoa cho biết biểu hiện của bệnh trĩ như thế nào?
- Trung cấp Y Dược hướng dẫn hồ sơ tuyển sinh xét tuyển y sĩ đa khoa, điều dưỡng, dược sĩ
Dấu hiệu phát hiện trẻ bị viêm phổi?
Dấu hiệu đầu tiên và sớm nhất đó là trẻ thở nhanh hơn bình thường. Khi trẻ bị viêm phổi, phổi của trẻ sẽ mất tính mềm mại và không thể giãn nở dễ dàng khi trẻ hít thở mà hậu quả là trẻ có thể bị thiếu ôxy. Vì vậy, trẻ buộc phải thở nhanh hơn dể bù đắp lại sự thiếu hụt này.
Ngoài thở nhanh, những trẻ bị viêm phổi nặng, trẻ nhỏ bị viêm phổi khi thở còn bị co lõm lồng ngực. Trường hợp này chứng tỏ bệnh viêm phổi đã nặng, cần nhập viện ngay để điều trị.
Dấu hiệu trẻ bị viêm đường hô hấp
Trẻ dưới 2 tháng: bỏ bú hoặc bú kém, co giật hoặc trẻ ngủ li bì, khó đánh thức trẻ dậy, sốt hoặc lạnh, thở khò khè.
Trẻ từ 2 tháng đến 5 tuổi: trẻ không thể uống được gì cả, co giật hay ngủ li bì, khó đánh thức, thở có tiếng rít, suy dinh dưỡng nặng.
Y sĩ hướng dẫn mẹ chăm sóc và điều trị cho trẻ tại nhà
Bệnh viêm phổi, nếu nhẹ mẹ có thể điều trị cho con tại nhà. Nhưng khi đó, cần hết sức chú ý tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ điều trị.
Cho trẻ uống kháng sinh thích hợp
Đây là điều quan trọng nhất mà Y sĩ Trung cấp khuyên các mẹ cần lưu ý để trẻ có thể khỏi bệnh. Trẻ cần phải được uống kháng sinh thích hợp, đúng cách, đủ liều và đủ thời gian. Khi được thầy thuốc chỉ định, các bậc phụ huynh cần nhận biết đúng dạng thuốc cho trẻ uống, liều lượng mỗi lần uống, số lần uống trong ngày và số ngày cần cho trẻ uống thuốc.
Đối với các loại thuốc viên, cần tán nhỏ viên thuốc trước khi cho trẻ uống (có thể cho vào một ít nước và chờ vài phút, nước sẽ làm viên thuốc bở ra và dễ nghiền nhỏ hơn). Có thể pha thêm một ít đường, hoặc pha với một ít sữa, nước cháo để bé có thể uống dễ dàng hơn. Nếu trẻ ói trong vòng 30 phút sau khi uống thuốc, cần cho bé uống lại một liều khác.
Điều trị các triệu chứng kèm theo (sốt, khò khè)
Tùy trường hợp mà thầy thuốc sẽ cho trẻ các loại thuốc cần thiết khác như thuốc hạ sốt (paracetamol), thuốc điều trị khò khè (salbutamol, trebutaline). Cần cho trẻ uống đúng theo hướng dẫn dù rằng các loại thuốc này cũng khá an toàn cho trẻ em.
Nếu bạn yêu thích Ngành Y, muốn trở thành Y sĩ đa khoa. Bạn có thể đăng ký học Trung cấp Y:
Trường Trung cấp Y khoa Pasteur Hà Nội: Số 101 Tô Vĩnh Diện – Khương Trung – Quận Thanh Xuân – TP.Hà Nội. (Gần Cầu Vượt Ngã Tư Sở). Điện thoại tư vấn: 04.6296.6296 – 09.8259.8259
Trường Trung Cấp Y Khoa Pasteur Thái Nguyên: Ngõ 233 Đường Quang Trung – Tổ 8 Phường Tân Thịnh – TP Thái Nguyên, Tỉnh Thái Nguyên. Điện thoại tư vấn: 0280.6556.333.
Nhà trường liên tục Tuyển sinh Y sĩ đa khoa văn bằng 2 trong và ngoài giờ hành chính nhiều đợt trong năm 2015.
Nguồn: suckhoedoisong.vn