Danh mục
Trang chủ / Trung Cấp Y / Y Sĩ Y Học Cổ Truyền / Có nên phối hợp điều trị cùng lúc thuốc Đông y và Tây y không?

Có nên phối hợp điều trị cùng lúc thuốc Đông y và Tây y không?

Bên cạnh sự phát triển của y học hiện đại, y học cổ truyền cũng không ngừng kế thừa và phát triển. Việc phối hợp sử dụng có xu hướng ngày càng tăng. Vậy kết hợp cả hai loại thuốc Đông y và Tây y liệu có mang lại hiệu quả cao hơn hay sẽ để lại tác dụng phụ?

dong-tay-y-ket-hop1Có nên phối hợp điều trị cùng lúc thuốc Đông y và Tây y không?

Về vấn đề này, hiện nay ó 2 luồng ý kiến trái ngược nhau:

Một cho rằng, hoàn toàn không nên, bởi lẽ đặc tính và cách dùng hai loại thuốc Đông y và Tây y là rất khác nhau, nếu dùng chung sẽ dễ xảy ra các tai biến không mong muốn.

Ý kiến thứ hai lại cho rằng, phương thức kết hợp giữa 2 loại thuốc này sẽ tạo nên tác dụng cộng hưởng và phát huy triệt để thế mạnh của từng loại thuốc.

Theo Bác sĩ Y học cổ truyền Nguyễn Hữu Dịnh giảng viên Trường Trung cấp Y Khoa Pasteur thì kỳ thực, cả hai ý kiến trên đều không tránh khỏi tính chủ quan và phiến diện. Và câu trả lời chính xác chỉ có thể có được dựa trên kết quả nghiên cứu một cách khoa học và nghiêm túc.

Phối hợp điều trị cùng lúc Đông y và Tây y một cách hợp lý sẽ cho kết quả điều trị tốt

Thực tế đã chứng minh rằng nếu sự phối hợp đó là hợp lý thì có thể nâng cao hiệu quả và mở rộng phạm vi điều trị, giảm bớt các tác dụng phụ của mỗi loại thuốc, nếu sự phối hợp đó không hợp lý thì chẳng những công hiệu của dược vật bị hạn chế mà có khi còn làm nặng hơn hoặc phát sinh các tác dụng phụ, thậm chí có thể đưa đến những hậu quả nghiêm trọng.

Hiện nay, các nhà khoa học đã phát hiện khá nhiều tân dược và đông dược khi phối hợp với nhau sẽ làm tăng hiệu quả trị liệu. Ví dụ như bồ công anh, lô căn, thạch cao, diếp cá, trúc diệp, khi sử dụng kết hợp với Penicillin G có tác dụng nâng cao hiệu quả trị bệnh đối với bệnh viêm phế quản mạn tính.

dong-tay-y-ket-hop

Có nhiều tân dược và đông dược khi phối hợp với nhau sẽ làm tăng hiệu quả trị liệu

Những đông dược kiềm tính như bằng sa, ngõa lăng tử khi dùng kết hợp với Oxacillin và Erythromycin có thể ngăn được sự phá huỷ của dịch vị, làm tăng khả năng hấp thu và hiệu lực kháng khuẩn của hai loại kháng sinh này.

Diphenhydramine (Benadryl) phối hợp với ma hoàng và Clenbuterol phối hợp với dương kim hoa (cà độc dược) đều có tác dụng hiệp đồng nâng cao hiệu quả điều trị bệnh hen phế quản.

Theo thầy thuốc là giảng viên các trường đào tạo ngành bác sĩ y học cổ truyền chia sẻ như vậy, có thể thấy, tân dược cũng có thể dùng cùng đông dược, nhưng với điều kiện sự kết hợp sử dụng hai loại thuốc Đông y và Tây y đó phải hợp lý, có cơ sở khoa học rõ ràng và nghiêm túc, không nên phối hợp tuỳ tiện và liều lĩnh sẽ để lại những tác dụng phụ nguy hại đến sức khỏe.

Chú ý khi dùng thuốc Ðông y và Tây y cùng nhau

Các bác sĩ Y học Cổ truyền Hà Nội cho biết, thuốc Đông y và Tây y có thể phối hợp điều trị sẽ cho kết quả điều trị tốt. Tuy nhiên, tốt nhất là nên uống cách xa nhau vì nhiều loại thuốc tây và thuốc ta không thể cùng uống một lúc.

Ví dụ như các loại thuốc kháng sinh đều có tác dụng diệt hoặc ức chế vi khuẩn và hệ thống men trong cơ thể thì không thể cùng uống với các vị thuốc Đông y có chứa các vi sinh vật và nhiều loại men như thần khúc, đậu xị… vì có thể làm giảm hiệu quả của thuốc

Hay các loại thuốc có nguồn gốc alcaloid của Tây y như atropin, theophylin, cafein, stricnin, corticoid… không thể uống cùng các thuốc Y học cổ truyền như ô đầu, hoàng liên, mã tiền tử,… vì có thể làm tăng độc tính dẫn đến tình trạng ngộ độc.

Các vị thuốc Đông y như đào nhân, hạnh nhân có chứa nitrilglycoside thì không nên uống cùng với các tân dược thuộc nhóm gây mê, an thần, gây tê vì có thể gây ức chế trung khu hô hấp và rối loạn chức năng gan.