Danh mục
Trang chủ / Trung Cấp Y / Kỹ Thuật Vật Lý Trị Liệu / Phục hồi chức năng đốt sống cổ bằng kỹ thuật vật lý trị liệu

Phục hồi chức năng đốt sống cổ bằng kỹ thuật vật lý trị liệu

Thoái hóa đốt sống cổ hay còn gọi là thoái hóa cột sống cổ hoặc thoái hóa cột sống lưng là là một bệnh lý thường gặp ở tuổi trung niên, nhưng nay số lượng người trẻ tuổi mắc bệnh cũng rất nhiều do làm công việc văn phòng, ít vận động.

vat-ly-tri-lieu-phuc-hoi-chuc-nang-dot-song-co

Quá trình bệnh lý ở các đốt sống cổ, bắt đầu bằng những hiện tượng thoái hóa khớp ở các diện thân đốt, đĩa liên đốt tới các màng, dây chằng do sự bào mòn sụn khớp các đốt sống cổ gây nên đau, sưng tấy và viêm. Bệnh lâu dần sẽ gây ra gai khớp và sau đó là cứng khớp.

Triệu chứng thoái hóa đốt sống cổ?

Cột sống cổ gồm gồm bảy đốt từ đốt C1 tới C7, có đường cong ưỡn ra trước, giữa hai khoang đốt sống từ C2 trở xuống là đĩa đệm. Đĩa đệm là một tổ chức không nhận cảm đau, các đĩa đệm này rộng ở phía trước hơn là phía sau. Nhờ độ rộng khác nhau của thân đốt sống tạo nên đường cong lõm ưỡn ra trước đốt sống cổ.

Dễ nhận thấy thoái hóa đốt sống cổ là các cử động ở cổ vô cùng khó khăn như cử động cúi, ngoảnh cổ gây ra đau đớn. Thoái hóa đốt sống cổ còn lan dần sang vai và gây lên đau đầu không rõ nguyên nhân.

Triệu chứng:

  • Các cử động cổ khó khăn như cúi đầu, ngoảnh qua ngoảnh lại, có khi bị vẹo cổ.
  • Các cơn đau cổ và lan sang cả vai, thậm chí đau đầu không rõ nguyên nhân.
  • Dễ bị cứng cổ vào buổi sáng nếu tư thế nằm không đúng, có hại cho đốt sống cổ.
  • Bệnh nhân đau tăng khi vận động và giảm dần khi nghỉ ngơi.

Nguyên nhân thoái hóa đốt sống cổ

Cột sống cổ phải giữ thăng bằng cho vùng đầu với thân và phải chịu trọng tải của đầu. Thoái hóa đốt sống cổ là một quá trình lão hóa tự nhiên theo tuổi. Bệnh nhân bị đau thường do thoái hóa bệnh lý cột sống như gai cột sống, thoái hóa đĩa đệm, vôi hóa đốt sống.

Những điều kiện thuận lợi cho bệnh phát triển là chấn thương, tư thế lao động nghề nghiệp với các động tác đơn điệu lặp đi lặp lại của đầu (thợ may, làm việc với máy tính…) đòi hỏi sự chịu đựng và thích nghi của cột sống cổ.

Bệnh thoái hóa đốt sống cổ thường xuất hiện ở người trung niên và người già từ 40 tuổi trở lên. Do tuổi càng cao, xương khớp mất sự đàn hồi chịu lực, sụn khớp không được tái tạo cộng với vận động và các tư thế nghỉ ngơi không đúng là nguyên nhân gây ra bệnh thoái hóa đốt sống cổ.

Phương pháp điều trị thoái hóa đốt sống cổ

Thoái hóa đốt sống cổ hay thoái hóa khớp nói chung là bệnh lão hóa nên các loại thuốc khác sinh tiêu viêm trên thị trường chỉ giúp giảm đau và viêm nhất thời không thể trị dứt bệnh, Ngược lại nếu dung thường xuyên sẽ suy gan, thận và dạ dày.

vat-ly-tri-lieu-thoai-hoa-dot-song-co

Những tiến bộ của y học hiện đại trong điều trị thoái hóa đốt sống cổ hay thoái hóa khớp nói chung là bệnh lão hóa như thuốc chống viêm, giảm đau, vitamin nhóm B đã được ứng dụng từ lâu trong điều trị chỉ giúp giảm đau và viêm nhất thời không thể trị dứt bệnh. Các phương pháp này giải quyết được nhiều vấn đề co cứng cơ, giảm đau, hạn chế vận động. Tuy nhiên việc sử dụng các thuốc chống viêm, giảm đau có nhiều tác dụng phụ là xuất huyết tiêu hóa, loét dạ dày…

Chữa thoái hóa đốt sống cổ theo Y học cổ truyền bằng liệu pháp Vật lý trị liệu để khắc phục nhược điểm của Tây Y

► Xoa bóp

►Châm cứu

►Bấm huyệt

►Kéo giãn cột sống

Kéo giãn cột sống liên tục là hình thức kéo giãn mà trọng lượng kéo không thay đổi trong suốt thời gian kéo. Hình thức kéo giãn này có nhược điểm khó xác dịnh lực kéo thích hợp và bệnh nhân khó dung nạp. Với một lực kéođủ để kéo giãn cột sống lúc đầu thì theo thời gian nó sẽ trở nên quá nặng về sau, vì trương lực cơ của bệnh nhân sẽ giảm dần theo thời gian kéo. Nếu chọn lực kéo về cuối thời gian kéo phù hợp thì lực kéo đó trở nên nhẹ không đủ hiệu lực kéo trong thời gian đầu. Phương pháp kéo này có ưu điểm là phương tiện kéo đơn giản, rẻ tiền, có thể ứng dụng được ở mọi tuyến điều trị.

Kéo giãn cột sống cổ:

Bệnh nhân nằm ngửa trên giường phẳng, đai kéo tựa lên cằm và gáy, không cần đai cố định vì trọng lượng cơ thể và ma sát giữa cơ thể bệnh nhân với giường sẽ cố định bệnh nhân. Trọng lượng kéo khởi đầu bằng 10% trọng lượng cơ thể bệnh nhân, tăng dần trong các lần kéo sau lên tối đa 30% trọng lượng cơ thể. Thời gian kéo khởi đầu 10 phút, các lần sau tăng dần lên tối đa 20 phút.

Có thể kéo cột sống cổ ở tư thế ngồi, dây kéo được chạy qua hai dòng dọc treo trên tường. Trọng lượng kéo có thể dùng túi nước hoặc bao cát.

Kéo giãn thuỷ trị liệu

Đây là phương pháp kéo liên tục kết hợp thuỷ trị liệu. Bệnh nhân được cố định bằng một phao giữa hai nách, bệnh nhân ở tư thế đứng thẳng. Đai kéo cố định vào thắt lưng ôm lấy bờ trên xương chậu và treo tạ kéo. Phương pháp này có ưu điểm là dưới tác dụng của nước ấm giúp thư giãn cơ tốt.

Nếu Bạn yêu thích ngành Vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng hãy liên hệ đăng ký học tại địa chỉ:

Trường Trung Cấp Y Khoa Pasteur Hà Nội: số 101 Tô Vĩnh Diện – Khương Trung – Quận Thanh Xuân – Hà Nội (gần Ngã Tư Sở). Điện thoại tư vấn: 04.6296.6296 – 09.8259.8259

dao-tao-vat-ly-tri-lieu

Trường Trung Cấp Y Khoa Pasteur Thái Nguyên: Ngõ 233 Đường Quang Trung – Tổ 8 Phường Tân Thịnh – TP Thái Nguyên, Tỉnh Thái Nguyên. Điện thoại: 0280.6556.333