Theo Y học cổ truyền, khi âm hư có nghĩa là phần âm trong cơ thể không đủ khiến đời sống tình dục nam giới gặp nhiều khó khăn. Để chữa bệnh Y sĩ YHCT xin giới thiệu một số bài thuốc Đông Y giúp các quý ông khỏe mạnh và dồi dào sinh lực.
- Y sĩ YHCT giới thiệu bài thuốc Đông y trị bệnh liệt dương
- Y sĩ YHCT giới thiệu bài thuốc Đông Y chữa vô sinh ở nữ
Nguyên nhân và biểu hiện của bệnh liệt dương
Người bị liệt dương (dương nuy, cương cử không đủ cứng để hành sự) thể âm hư do nhiều nguyên nhân gây nên như: bị tà khí nhiệt táo xâm nhập, ăn uống quá nhiều đồ cay nóng, rối loạn tình chí, phòng sự quá độ, lạm dụng các thuốc táo nhiệt… khiến cho tân dịch hao tổn, âm dịch hư suy. Biểu hiện của chứng âm hư thường là người gầy, da khô, người tiều tụy, miệng khô họng khát, thích uống nước lạnh, hay có cảm giác sốt nóng về chiều, lòng bàn tay và bàn chân nóng, vã mồ hôi trộm, đầu choáng mắt hoa, tiểu tiện sẻn đỏ, đại tiện táo kết, chất lưỡi đỏ khô, ít hoặc không có rêu lưỡi…
Các trường hợp dương nuy do âm hư như trên thường kèm theo chứng “tảo tiết” (xuất tinh sớm) và các biểu hiện toàn thân như: người gầy, da khô, mệt mỏi, tinh thần khó tập trung, thần kinh căng thẳng, hay quên, bồn chồn, lo sợ vô cớ, ra mồ hôi trộm, lưng đau gối yếu, gót chân đau nhức, chất lưỡi đỏ, mạch nhanh nhỏ…
Bài thuốc Y học cổ truyền điều trị bệnh liệt dương
Bài thuốc phải bồi bổ ba tạng: Thận, Tâm, Can. Tâm tốt thì trí não quân bình, năng lực phương cương, sức lực bền dai, tinh trùng mới đủ sức bơi ngược dòng tử cung để thụ thai. Can thuộc hành mộc chủ về cân tức là gân.Cân khỏe thì gân mới đủ sức cương cử mà hành sự.
Trong thiên Huyền tẫn phát vi của Hải Thượng Lãn Ông có nói: người bị chứng âm hư sinh bệnh đến 8 – 9 , hỏa suy mà thành bệnh chỉ 1 – 2 phần. Cho nên phải thường xuyên bổ chân âm, làm cho âm dương thăng bằng, thủy chế được hỏa, thủy đưa lên, hỏa tỏa xuống thì con người không bệnh. Cho nên Chu Đan Khê tiên sinh phát minh thuyết bổ thận là chuyên bổ thận âm.
Bài thuốc điều trị thận âm hư: thục địa 320g,hoài sơn 240g, sơn thù 200g, đơn bì 120g, trạch tả 120g, bạch linh 160g, nhục quế 40g, nhục thung dung 200g, lộc nhung 120g, kỷ tử 160g.
Một vài vị thuốc đáng lưu ý nhất: nhục thung dung và thục địa. Theo Đông y, nhục thung dung có vị ngọt, mặn, tính ấm; vào 2 kinh thận, đại tràng; có tác dụng bổ thận, ích tinh, nhuận táo, hoạt tràng. Chủ trị nam giới liệt dương, nữ giới không có thai, đới hạ (nhiều khí hư), băng lậu, lưng gối lạnh đau, cơ bắp không có sức, huyết khô tiện bí.
Nếu yêu thích Ngành Y, muốn trở thành Y sĩ Y học cổ truyền hãy liên hệ Trường Trung cấp Y khoa Pasteur.
Trường Trung cấp Y khoa Pasteur Hà Nội: Số 101 Tô Vĩnh Diện – Khương Trung – Quận Thanh Xuân – TP.Hà Nội. (Gần Cầu Vượt Ngã Tư Sở). Điện thoại tư vấn: 04.6296.6296 – 09.8259.8259
Trường Trung Cấp Y Khoa Pasteur Thái Nguyên: Ngõ 233 Đường Quang Trung – Tổ 8 Phường Tân Thịnh – TP Thái Nguyên, Tỉnh Thái Nguyên. Điện thoại: 0280.6556.333
Nhà trường liên tục Tuyển sinh Trung cấp Y học cổ truyền trong và ngoài giờ hành chính, thứ 7 & chủ nhật.
Nguồn: Benhvathuoc.com