Bệnh trĩ là bệnh được tạo thành do dãn quá mức, các đám rối tĩnh mạch trĩ ở mô xung quanh hậu môn khiến người bệnh khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày. Y sĩ đa khoa hướng dẫn điều trị bệnh trĩ 1 cách dứt điểm.
- Y sĩ đa khoa cho biết biểu hiện của bệnh trĩ như thế nào?
- Ưu điểm phương pháp phẫu thuật trĩ bằng siêu âm Doppler
Không giấu bệnh
Bệnh trĩ khi mới khởi phát thường ít triệu chứng và rất dễ điều trị. Tuy nhiên, do bệnh ở vùng nhạy cảm, phần lớn bệnh nhân ngại đi khám bác sĩ, dẫn đến bệnh ngày càng nặng hơn và gây khó khăn cho sinh hoạt thường ngày. Một khảo sát gần đây cho thấy 57% người bệnh trĩ không muốn đến cơ sở y tế khám và điều trị tận gốc. Trong đó, 20% người bệnh tự nhận biết bằng kiến thức bản thân; 18% đến nhà thuốc để được tư vấn; 18,5% lại điều trị theo lời khuyên từ gia đình, bạn bè.
Tuy nhiên, việc không điều trị hoặc điều trị không hiệu quả có thể dẫn đến nhiều biến chứng phức tạp. Vì vậy, lời khuyên đầu tiên của các chuyên gia y tế dành cho người bệnh trĩ là cần đến gặp bác sĩ ngay khi có những triệu chứng mới chớm của bệnh để được tư vấn, điều trị sớm và ngăn ngừa bệnh tiến triển sang giai đoạn nặng hơn. Theo khảo sát của Trường Y Dược, ba triệu chứng trĩ cấp dễ nhận biết nhất là chảy máu khi đại tiện (69%), sưng tấy vùng hậu môn (43%), ngứa ngáy và ẩm ướt (41%). Vì vậy, khi có các triệu chứng vừa nêu, bạn cần đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.
Làm giảm nhẹ các triệu chứng của bệnh
Với các bệnh nhân trĩ, điều ám ảnh họ nhất chính là các triệu chứng bệnh ở vùng hậu môn. Để giảm thiểu sự ảnh hưởng của các triệu chứng này đến sinh hoạt hàng ngày, bạn có thể chườm đá lên chỗ đau khoảng 5-10 phút, rồi đặt một miếng gạc ấm lên trong khoảng 10 phút. Bạn cũng có thể ngâm nước ấm 2-3 lần một ngày, mỗi lần 5-15 phút. Những phương pháp này dễ thực hiện lại giúp giảm đau và giảm sưng rất hiệu quả.
Ngoài ra, Y sĩ khuyên bạn nên giữ sạch sẽ vùng hậu môn nhưng cần hạn chế chà xát mạnh bằng khăn giấy hoặc dùng chất tẩy rửa mạnh để làm vệ sinh.
Ngăn chặn các yếu tố có thể làm bệnh nặng hơn
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh trĩ nhưng phổ biến nhất là do táo bón lâu ngày hoặc chế độ làm việc, học tập khiến bạn ít vận động, đứng hoặc ngồi quá nhiều. Vì vậy, để tránh làm bệnh nặng hơn, bạn cần cải thiện chế độ sinh hoạt, tránh để táo bón bằng cách tập thói quen đi ngoài đều đặn hằng ngày; điều chỉnh chế độ ăn uống như uống nhiều nước, ăn nhiều chất xơ; tập thể dục và vận động thường xuyên. Bạn nên dùng nhiều khoai lang luộc, rau, bưởi, đu đủ… vì đây là một thực phẩm rất tốt cho người bị bệnh trĩ.
Điều trị nội khoa
Điều trị nội khoa, hay còn gọi là dùng thuốc uống, có thể điều trị được bệnh trĩ cấp. Các Dược sĩ khuyên người bệnh trĩ nên dùng các loại thuốc điều trị có thành phần hoạt chất phân đoạn flavonoid vi hạt tinh chế có kích thước nhỏ hơn 2 micromet, giúp thuốc được hấp thụ nhanh và nhiều hơn qua niêm mạc ruột so với các dạng thuốc không vi hạt.
Khi điều trị nội khoa, việc quan trọng nhất chính là người bệnh cần tuân thủ liệu trình dùng thuốc. Liệu trình này thông thường sẽ kéo dài khoảng 7 ngày. Nếu theo đúng phác đồ và dùng đúng loại thuốc đặc hiệu điều trị trĩ cấp, chỉ sau 3 ngày người bệnh sẽ dứt triệu chứng chảy máu và 4 ngày tiếp theo sẽ thoát hoàn toàn các triệu chứng khó chịu của bệnh. Theo nghiên cứu, có 84% người bệnh và 86% bác sĩ hoàn toàn hài lòng về kết quả điều trị theo liệu trình 7 ngày này.
Ngăn ngừa trĩ tái phát
Sau 7 ngày điều trị trĩ cấp, người bệnh trĩ thường được các bác sĩ khuyên nên duy trì việc sử dụng thuốc với liều dùng 2 viên/ngày trong ít nhất 2 tháng để ngăn ngừa trĩ tái phát. Bên cạnh đó, người bệnh nên duy trì thói quen sinh hoạt và ăn uống lành mạnh để tránh bị táo bón, tăng sức đề kháng và ngăn ngừa trĩ “viếng thăm” trở lại.
Nguồn: bacsinoitru.com