Hiện Việt Nam có khoảng 76% Dược sĩ kê toa kháng sinh cho bệnh nhân không hợp lý. Đây là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng kháng thuốc, dẫn đến việc Việt Nam được liệt kê vào nước có người chết vì kháng thuốc nhiều gấp đôi tai nạn giao thông.
- Cần bổ sung trách nhiệm Dược sĩ về bán thuốc theo đơn
- Học Trường Trung cấp Dược đủ điều kiện mở quầy thuốc tư nhân?
Gần 80% bác sĩ kê toa kháng sinh không hợp lý
Hiện nay kinh tế Việt Nam còn nghèo, chi phí cho y tế còn thấp, chi tiền thuốc chỉ có 33 USD/người/năm. Hiện nay chúng ta vẫn chua có những Labo định danh vi khuẩn và làm kháng sinh đồ xác định loại vi khuẩn để kê toa kháng sinh cho bệnh nhân một cách chính xác.
Theo như Dược sĩ Trung cấp cho biết, sở dĩ các nước tiên tiến trên thế giới hiện nay mới chỉ dùng kháng sinh thế hệ thứ 1, còn Việt Nam đã dùng đến kháng sinh thế hệ thứ 3, thậm chí thế hệ 4 gây ra tình trạng kháng thuốc, nguy cơ không có thuốc chữa bệnh là do những quốc gia này có Labo định danh vi khuẩn.
Ở Mỹ, một bệnh nhân khi mắc bệnh, để sử dụng kháng sinh phù hợp, bệnh nhân sẽ được định danh vi khuẩn gây bệnh và làm kháng sinh đồ để có sự chỉ định kháng sinh chính xác nhất.
Trong thời gian chờ đợi làm kháng sinh đồ khoảng 2 ngày, các bác sĩ có thể bằng kinh nghiệm của mình tự kê kháng sinh cho bệnh nhân sử dụng tạm thời. Tuy nhiên, sau 2 ngày có kết quả kháng sinh đồ, bệnh nhân được sử dụng kháng sinh phù hợp với vi khuẩn đó.
Trong khi đó, tại Việt Nam lại không có được điều đó. Vì thế, rất nhiều bệnh nhân không được bác sĩ kê toa kháng sinh hợp lý, gây nên tình trạng kháng thuốc.
Tác hại của kháng kháng sinh, gây kháng thuốc
Nhiều bệnh nhân khi được Dược sĩ bán thuốc chỉ định sử dụng kháng sinh, nhưng mới sử dụng có 3, 4 ngày thấy hết bệnh lại ngưng không dùng; hoặc khi dùng kháng sinh đủ 7 ngày mà chưa hết bệnh, tự ý ra nhà thuốc mua tiếp kháng sinh đó về sử dụng. Điều này, nếu bệnh nhân mắc bệnh trở lại thì sử dụng kháng sinh đó sẽ điều trị không hết bệnh, vì đã bị kháng kháng sinh.
“Bệnh nhân cần phải hiểu rằng, sử dụng kháng sinh phải đủ 7 ngày dù đã hết bệnh vẫn phải tiếp tục sử dụng đủ số ngày trên, không tự ý ngưng khi thấy hết bệnh sẽ bị kháng thuốc. Trong trường hợp sử dụng kháng sinh đó đến 7 ngày nhưng bệnh vẫn chưa hết, bệnh nhân phải đi tái khám trở lại để bác sĩ thay đổi kháng sinh phù hợp hơn”, ông Thái cho hay.
Nói chung, người dân ở các nước phát triển rất hạn chế sử dụng kháng sinh. Ngay cả khi bị đau nhức họ cũng ít khi sử dụng thuốc giảm đau mà chủ yếu thực hiện các phương pháp tập vật lý trị liệu.
Đó là chưa kể trong điều trị ở các bệnh viện, phòng khám, bác sĩ chỉ định cho bệnh nhân sử dụng kháng sinh một cách vô tội vạ, nhiều bệnh không phải do vi khuẩn mà do vi rút gây bệnh cũng chỉ định sử dụng kháng sinh, nhất là phòng khám tư nhân.
Kháng thuốc ở Việt Nam gây ra tình trạng tử vong khá cao
Hậu quả của tình trạng kháng thuốc ở Việt Nam không chỉ gây ra tốn kém thời gian, tiền bạc để chữa trị mà còn gây ra tình trạng tử vong khá cao.
Theo thống kê của Cục Quản lý Khám chữa bệnh, mỗi năm số người tử vong do kháng thuốc ở Việt Nam lên đến khoảng 29 nghìn người. “Như vậy số người tử vong do kháng thuốc cao gấp 2 lần so với số người tử vong do tai nạn giao thông mỗi năm. Đây là một hồi chuông cảnh báo về mức độ nguy hại của kháng thuốc tại Việt Nam”, ông Thái nói.
Vì lợi nhuận mà không cần bác sĩ kê toa
Thực tế trong thời gian qua, Bộ Y tế cũng đã ban quy chế về quản lý và sử dụng kháng sinh trong các nhà thuốc GPP (nhà thuốc thực hành tốt), trong các cơ sở khám chữa bệnh. Tất nhiên có ban hành quy chế thì có chế tài, xử phạt nếu không thực hiện đúng.
Tuy nhiên, các cơ sở khám chữa bệnh, nhất là các cơ sở tư nhân, bác sĩ hành Nghề Dược vì muốn bán được kháng sinh, thu lợi nhuận cao nên có những bệnh không đáng sử dụng kháng sinh cũng kê toa sử dụng kháng sinh, thậm chí sử dụng cùng lúc 2, 3 loại kháng sinh; còn các nhà thuốc cũng vì lợi nhuận, vì thu nhập đã bất chấp quy định, vẫn bán kháng sinh cho người bệnh một cách vô tư không cần bác sĩ kê toa.
Xây dựng hàng rào kỹ thuật quản lý, sử dụng kháng sinh an toàn
Việc kiểm tra, giám sát các nhà thuốc trên là điều cực kỳ khó khăn đối với Ngành Dược. Hơn 30 nghìn nhà thuốc hành nghề nhưng với một lực lượng y tế quá mỏng như hiện nay rất khó để kiểm tra, giám sát hết được.
Việc sử dụng kháng sinh là hết sức cần thiết để điều trị cho người bệnh. Tuy nhiên, nếu sử dụng kháng sinh không hợp lý, lạm dụng kháng sinh, điều trị kháng sinh khi không mắc bệnh lý nhiễm khuẩn… sẽ làm gia tăng tình trạng kháng thuốc của vi khuẩn gây bệnh, tạo ra sự khan hiếm, thiếu hụt các thuốc kháng khuẩn mới, đặc biệt là kháng sinh để điều trị cho người bệnh nhiễm vi sinh vật đa kháng.
Để hướng đến việc quản lý, sử dụng kháng sinh an toàn, hiệu quả, Bộ Y tế sẽ xây dựng hàng rào kỹ thuật. Những bệnh nào sẽ được điều trị kháng sinh nào, bệnh nào không điều trị kháng sinh, có hẳn một quy trình và các cơ sơ khám chữa bệnh phải tuân thủ quy trình đó. Nếu cơ sơ khám, chữa bệnh nào làm sai, không đúng quy trình sẽ bị xử phạt. Đó cũng là cơ sở để bệnh nhân có thể khiếu nại các cơ sở khám chữa bệnh làm sai quy trình trong quá trình khám chữa bệnh.
Nguồn: suckhoedoisong.vn