Có nhiều bà mẹ chưa có kiến thức về cách dùng thuốc hạ sốt tại nhà cho trẻ vì vậy mà đã có không ít những hậu quả đáng tiếc đã xảy ra. Hãy để Dược sĩ tư vấn cách dùng thuốc hạ sốt cho trẻ em tại nhà đúng cách nhé
- Dược sĩ hướng dẫn cách điều trị bệnh Zona dứt điểm?
- Học ngành Dược ra trường làm việc gì nếu không bán thuốc?
- Tại sao đào tạo Cao đẳng Y Dược cần phải gắn liền với bệnh viện?
Cách dùng thuốc hạ sốt cho trẻ nhỏ tại nhà
Sốt là hiện tượng hay xảy ra ở trẻ nhỏ, thay vì đưa chon đến các cơ sở y tế nhiều bà mẹ thường tự ý cho con của mình sử dụng các loại thuốc hạ sốt. Tuy nhiên có nhiều mẹ chưa có kiến thức về cách dùng thuốc hạ sốt tại nhà cho trẻ như: không đo nhiệt độ cho trẻ trước khi dùng thuốc, dùng thuốc không đúng liều, điều này rất nguy hiểm cho trẻ có thể dẫn đến ngộ độc thuốc, hạ thân nhiệt, co giật…Vì vậy việc sử dụng thuốc hạ sốt đúng cách rất quan trọng đối với trẻ nhỏ. Trong bài viết này chị Ngọc Mai – Giảng viên khoa Dược Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur đồng thời cũng là một Dược sĩ sẽ chia sẻ với bạn một vài kinh nghiệm dùng thuốc hạ sốt cho trẻ em ngay tại nhà.
Trên thị trường có rất nhiều loại thuốc hạ sốt nhưng thông thường nhất là loại chứa acetaminophen (efferalgan, paracetamol, panadol. Theo chuyên mục hỏi đáp Y Dược các bà mẹ cần lưu ý các điểm sau khi dùng thuốc hạ sốt (efferalgan, paracetamol…) tại nhà:
Trước khi dùng thuốc các mẹ cần phải đo nhiệt độ cho trẻ.
Thứ nhất: Nếu nhiệt độ < 38,5 °C: trước khi cho con uống thuốc các mẹ nên nới rộng quần áo, chườm khăn ấm cho con và lau trán, bẹn, nách. Sau đó cặp lại nhiệt độ cho trẻ sau khi chườm. Ở mức nhiệt này các mẹ chưa cần thiết phải cho con uống thuốc hạ sốt chỉ trừ một số trường hợp đặc biệt.
Thứ hai: Nếu nhiệt độ ≥ 38,5 °C: Với mức nhiệt này phải dùng thuốc hạ sốt cho trẻ, nhưng phải uống theo đúng liều lượng và hướng dẫn của bác sỹ, dược sỹ.
Liều dùng: Liều dùng thế nào các mẹ có thể tính theo cân nặng của trẻ, mỗi lần 10mg -15mg/kg. Ví dụ: em bé nặng 10kg mỗi lần dùng liều 100mg – 150mg. Các mẹ nên nhớ không nên cho trẻ uống thuốc hạ sốt liên tục mỗi lần uống thuốc cách nhau 4 đến 6 giờ và trong 1 ngày không dùng thuốc hạ sốt quá 6 lần. Nếu trẻ bị sốt nhưng không uống được thuốc, nôn nhiều thì các mẹ nên chuyển sang dùng thuốc đặt hậu môn.
Sử dụng thuốc hạ sốt đúng liều lượng và đúng cách
Để đạt được hiệu quả cao và hạ sốt nhanh, Dược sĩ Cao đẳng khuyên ngoài việc sử dụng thuốc hạ sốt các mẹ nên cho trẻ nên kết hợp với chườm ấm, uống thêm nước sôi để nguội, nước hoa quả, nếu trẻ còn bú thì cho bú nhiều lần hơn, hoặc uống thêm Oresol theo chỉ dẫn.
Khi trẻ bị sốt các mẹ cần cho trẻ nằm trong phòng thoáng khí, tăng cường dinh dưỡng và thường xuyên theo dõi nhiệt độ của trẻ 20 phút – 30 phút/ lần.
Khi sử dụng thuốc các mẹ tuyệt đối không nên lạm dụng thuốc, không nên dùng thuốc quá liều bởi điều này có thể gây ngộ độc Acetaminophen cho trẻ với những biểu hiện như đau bụng, nôn, đi ngoài phân lỏng, nặng nề hơn trẻ có thể bị tổn thương gan dẫn đến vàng da, vàng mắt, li bì… Trường hợp trẻ bị mắc các bệnh về tim, gan, thận,… thì các mẹ tuyệt đối không nên tự ý cho con dùng thuốc mà phải có hướng dẫn của bác sĩ.
Lưu ý: Nếu thấy con có một trong các triệu chứng sau các mẹ cần nhanh chóng đưa con đến các sơ sở y tế hoặc bệnh viện để được khám bệnh và tư vấn dùng thuốc.
+ Sốt cao > 40 °C, sốt liên tục không giảm trong vòng 24h.
+ Trẻ bị co giật, mệt li bì.
+ Nôn, quấy khóc, bỏ bú, bỏ ăn.
+ Sốt kèm theo chảy mũi, khó thở, tím tái.
Đào tạo Cao đẳng Dược chất lượng đúng chuẩn Bộ Y tế
Với kinh nghiệm gần 10 năm giảng dạy Cao đẳng Dược chị Ngọc Mai có rất nhiều kinh nghiệm trong tư vấn và sử dụng các loại thuốc tân dược. Trên đây là một vài lời tư vấn của chị dành cho các gia đình có trẻ nhỏ trong việc sử dụng thuốc hạ sốt đúng cách. Hy vọng với những thông tin này sẽ giúp các mẹ có thêm những kiến thức cơ bản trong việc nuôi con đúng cách.