Những lúc mệt mỏi, căng thẳng nhiều người có thói quen bẻ đốt ngón tay gây ra tiếng kêu răng rắc. Kỹ thuật viên vật lý trị liệu sẽ giải thích cho bạn âm thanh này là từ đâu mà có? Và hành động này có gây hại cho sức khỏe hay không?
Nguyên nhân bẻ ngón tay lại phát tiếng kêu răng rắc
Theo tin tức từ Mirror, tổng cộng 40 người lớn khỏe mạnh đã được Xét nghiệm Y học khi họ cố gắng bẻ đốt ngón tay để tạo ra tiếng kêu lách cách. Sau khi kiểm tra lại hình ảnh siêu âm, các nhà khoa học cuối cùng đã trả lời chính xác được tiếng kêu đó là tiếng gì.
Trong nghiên cứu đầu tiên về vấn đề này, các nhà nghiên cứu ghi nhận rằng âm thanh xuất hiện đồng thời với hình ảnh khớp ngón tay nứt ra.
Những người tham gia nghiên cứu gồm 17 phụ nữ và 23 nam giới ở độ tuổi từ 18 đến 63 đã thực hiện động tác bẻ ngón tay dưới máy siêu âm. Ngoài ra trong số 40 người này thì có 30 người có thói quen bẻ ngón tay và 10 người khác không có thói quen này.
Việc bẻ ngón tay vô cùng phổ biến
Robert Boutin, Giáo sư Kỹ thuật hình ảnh X quang tại Đại học California cho biết: “Việc bẻ ngón tay để tạo ra tiếng kêu lách cách là cực kỳ phổ biến. Chúng tôi quan tâm đến việc theo đuổi nghiên cứu này bởi vì có một cuộc tranh luận dữ đội về việc liệu có hay không sự vỡ bong bóng popping ở khớp hoặc vỡ một bong bóng được tạo ra ở khớp khi xuất hiện tiếng kêu lách cách”.
Ông cũng nói thêm rằng trong khi một số người tham gia cho biết họ chưa bao giờ bẻ ngón tay của mình thì một số người lại thường xuyên hành động như vậy. Thậm chí có người bẻ đốt ngón tay đến 20 lần một ngày trong suốt 40 năm qua.
Hình ảnh siêu âm đã cho thấy rõ ràng phạm vi của chuyển động và tình trạng lỏng của các đầu khớp lúc trước và sau khi bẻ. Các hình ảnh sau đó cho thấy có đến 62 trong số 400 bức ảnh chụp cho thấy tiếng kêu là khớp với vết nứt trong khớp.
Giáo sư Boutin cho biết: “Có một chớp sáng trên hình ảnh siêu âm, giống như một pháo hoa nổ ở khớp là những gì mà chúng tôi đã thấy. Thật là một phát hiện bất ngờ”.
Lợi và hại của việc bẻ ngón tay
Ông cũng cho biết: “Đã có một số lý thuyết trong những năm qua và một số tuyên bố tranh cãi về những điều đang xảy ra ở các khớp khi bẻ ngón tay. Chúng tôi tự tin rằng tiếng kêu và ánh sáng trên hình ảnh siêu âm có liên quan đến những thay đổi trong áp lực liên kết với một bong bóng khí ở khớp”.
Theo quan điểm của những người trong ngành Kỹ thuật vật lý trị liệu, những người tham gia khảo sát đã không bị đau hay sưng ngay lập tức và các khớp cũng không hề bị lỏng ra tức thì. Ngược lại, cường độ bám giữa hai đầu khớp của những người vừa bẻ đốt ngón tay với những người không bẻ không khác biệt.
Giáo dư Boutin nói: “Chúng tôi thấy rằng không có khuyết tật ngay lập tức trong các đầu khớp của những người tham gia nghiên cứu nhưng để đánh giá bất kỳ mối nguy hiểm lâu dài nào của hành động này thì sẽ cần phải nghiên cứu sâu hơn”.
Nguồn: kienthuc.net.vn