Điều dưỡng là người tiếp xúc cùng người bệnh ở phòng mổ giúp người bệnh thoải mái, an tâm, đo lại dấu chứng sinh tồn cho người bệnh. Trong một ca phẫu thuật Điều dưỡng viên được chia làm 2 nhóm gồm Điều dưỡng viên vòng trong và vòng ngoài.
- Học Ngành Điều Dưỡng sang làm việc ở Nhật Bản?
- Trung cấp y điều dưỡng đa khoa tuyển sinh xét tuyển năm 2014
Điều dưỡng vòng trong
Điều dưỡng vòng trong cần có kiến thức thực hành mở rộng, sự khéo léo và nhạy bén trong tiến trình cuộc mổ, bình tĩnh khi cấp cứu. Hiểu rõ các tiến trình trong cuộc mổ, hiểu rõ ý tưởng của phẫu thuật viên, hiểu rõ dụng cụ cần trong mâm, hiểu rõ dụng cụ cần trong tiến trình cũng như khi cấp cứu. Theo phân công, điều dưỡng chuẩn bị đầy đủ dụng cụ cho cuộc mổ, nếu có khó khăn về dụng cụ nên báo qua phẫu thuật viên.
– Bảo đảm vùng mổ vô trùng trong suốt cuộc mổ.
– Tiến hành đúng thủ tục trước mổ: rửa tay, mang găng, mặc áo vô khuẩn. Mặc áo, mang găng vô khuẩn cho phẫu thuật viên và người phụ mổ.
– Biết cách sắp xếp dụng cụ và trao dụng cụ đúng kỹ thuật. Nắm chắc quy trình mổ phối hợp nhịp nhàng.
– Trải vải che bàn tiếp dụng cụ. Sau khi mặc áo, mang găng vô khuẩn mới xếp dụng cụ trên bàn tiếp dụng cụ.
– Với một số phẫu thuật lớn thì xếp thêm 1 bàn tiếp dụng cụ.
Nửa trước của bàn tiếp dụng cụ gồm: dao mổ, kéo mổ, kẹp phẫu tích, kìm cầm máu, chỉ, kim, kìm kẹp kim…
Nửa sau của bàn tiếp dụng cụ từ trái sang phải theo thứ tự gồm: vải che trường mổ, các loại gạc, găng mổ, dụng cụ kim loại và ống hút.
Điều dưỡng Trung cấp phải phối hợp đưa dụng cụ một cách nhịp nhàng, chính xác, thực hiện đúng các thì sạch và bẩn. Trong cấp cứu điều dưỡng cũng thực hiện đúng quy trình một cách chính xác và an toàn.
Khi mổ mở, điều dưỡng đứng đối diện phẫu thuật viên, nhưng với mổ nội soi điều dưỡng đứng cùng bên với phẫu thuật viên.
Cần kiểm tra lại dụng cụ, gạc trước và sau khi đóng vết mổ cùng với điều dưỡng vòng ngoài.
Sau mổ kiểm tra các dụng cụ kim loại, vải, gạc đủ, chuẩn bị dụng cụ, găng… cho ca mổ sau.
Quản lý các dụng cụ kim loại đang dùng, định kỳ lau chùi, bảo quản các dụng cụ kim loại dự trữ, hộp hấp.
Điều dưỡng vòng ngoài
Phải là điều dưỡng, luôn có mặt trong phòng mổ trong suốt cuộc mổ, là người trợ giúp cho toàn nhóm mổ, có thể trợ giúp nhiều phòng mổ cùng một lúc.
– Quan sát và trợ giúp mọi hoạt động trong phòng mổ. Di chuyển trong khoảng không gian không vô trùng trong phòng mổ.
– Hỗ trợ cho nhóm vô trùng, tiếp nhận bệnh tại phòng tiền phẫu, điều chỉnh tư thế người bệnh, rửa da vùng phẫu thuật, mở các gói dụng cụ vô trùng, theo dõi dấu chứng sinh tồn, lấy thêm dụng cụ và tất cả những gì nhóm mổ cần, trợ giúp nhóm gây mê, thông báo và giao tiếp cùng người nhà trong những tình huống cần trao đổi, đếm dụng cụ và gạc, ghi nhận những chăm sóc trong cuộc mổ, liên hệ cùng khoa hậu phẫu để chuyển bệnh.
– Trước khi mổ phải chỉnh và kiểm tra đèn mổ, máy hút, dao điện, bàn mổ, phòng mổ. Kiểm tra lại người bệnh, tên tuổi, chẩn đoán bệnh. Cho người bệnh lên bàn mổ, tư thế người bệnh đúng yêu cầu cùng phẫu thuật viên. Rửa da vùng mổ và chuẩn bị bàn tiếp dụng cụ. Giúp mặc áo mổ cho nhóm vô khuẩn, giúp điều dưỡng vòng trong mở các hộp hấp…
– Trong khi mổ lấy thêm dụng cụ, thuốc, máu, dịch truyền, xét nghiệm cho cuộc mổ. Quan sát cuộc mổ để hỗ trợ cho Điều dưỡng đa khoa vòng trong, cùng với điều dưỡng vòng trong tiến hành đếm gạc ở bên ngoài trước khi phẫu thuật viên đóng vết mổ.
Sau khi mổ, điều dưỡng vòng ngoài băng vết mổ, chuyển người bệnh sang khu hồi sức sau mổ cùng gây mê, phẫu thuật viên. Vệ sinh lại toàn bộ phòng mổ.
Nguồn: bvdkquangnam.vn