Danh mục
Trang chủ / Trung Cấp Y / Y Sĩ Y Học Cổ Truyền / Y sĩ y học cổ truyền cung cấp thông tin dược liệu lợi tiểu và hạ áp

Y sĩ y học cổ truyền cung cấp thông tin dược liệu lợi tiểu và hạ áp

Theo y học cổ truyền, bài thuốc hạ áp thường có các vị thuốc để lợi tiểu, qua đó làm giảm huyết áp, giúp thành động mạch co giãn nhiều hơn, máu lưu thông một cách dễ dàng hơn.

dua-canY sĩ y học cổ truyền cung cấp thông tin dược liệu lợi tiểu và hạ áp

Đối với những người tăng huyết áp, lượng muối và nước dư thừa trong cơ thể khiến thành động mạch chịu thêm nhiều áp lực. Do đó thuốc lợi tiểu sẽ tác động đến thận nhằm đào thải lượng muốn cũng như lượng nước dư thừa ra khỏi cơ thể qua đường nước tiều. Đồng thời, loại thuốc lợi tiểu còn có tác dụng trong việc giúp thành động mạch co giãn nhiều hơn, máu lưu thông một cách dễ dàng hơn. Nhờ đó mà áp lực lên động mạch sẽ giảm xuống đáng kể, đưa mức huyết áp về ngưỡng an toàn. Theo các Y sĩ YHCT Hà Nội, đây là cơ chế chung của thuốc lợi tiểu trong điều trị tăng huyết áp, bao gồm cả Đông y và Tây y. Thuốc có thể dùng độc vị hoặc phối hợp với các vị thuốc khác thành bài thuốc góp phầm làm giảm huyết áp.

Các vị thuốc trong YHCT vừa lợi tiểu vừa hạ áp

Cúc hoa hay hoa cúc: Hiện có 2 loại cúc là dược liệu gồm cúc hoa vàng và cúc hoa trắng. Cúc hoa có vị ngọt, hơi đắng, tính mát, có tác dụng giải độc, thanh nhiệt, làm sáng mắt, lợi tiểu. Đồng thời chứa các axít amin như: adenin, cholin và vitamin A; sử dụng trong các trường hợp: huyết áp cao, nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt. Liều dùng: 8 – 12g hoa dưới dạng hãm hoặc thuốc sắc uống.

Dừa cạn: Toàn bộ cây đều có thể sử dụng làm thuốc. Theo Y học cổ truyền, dừa cạn vị hơi đắng, tính mát, có tác dụng lợi tiểu, hạ huyết áp và dụng làm lưu thông máu huyết. Liều lượng từ 10 – 20g cây khô mỗi ngày, dùng dưới dạng sắc uống hoặc hãm uống.

Cây trinh nữ: Có vị ngọt, hơi se,tính hơi hàn, có tác dụng trấn tĩnh an thần, hạ áp, tiêu tích, lợi tiểu, làm dịu đau, chống viêm, đặc biệt là viêm khớp. Tất cả các bộ phận của loại cây này như rễ, cành lá đều được dùng để làm thuốc và được sử dụng ở dạng tươi hoặc khô.

cay-trinh-nuCây trinh nữ

Cỏ ngọt: Cỏ ngọt thường được sử dụng để bào chế các loại trà dành cho người bị bệnh huyết áp cao kèm theo đái tháo đường hoặc béo phì. Đây còn được sử dụng là chất thay thế cho đường mía, giúp giảm cảm giác thèm ăn chất ngọt, lợi tiểu, giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu, ít đau đầu và huyết áp luôn được ổn định.

Bài thuốc lợi tiểu và hạ áp kết hợp từ nhiều vị thuốc

Trạch tả: Y sĩ y học cổ truyền cho biết, trạch tả có vị ngọt, tính hàn, không độc, có tác dụng lợi tiểu, tiêu thũng, thanh nhiệt, trừ thấp, kiện vị, giảm béo. Bộ phận dùng để làm thuốc là thân rễ, cạo hết rễ, rửa sạch, phơi hoặc sấy khô, thu hái vào mùa thu là tốt nhất. Ngày dùng 10 – 12g dưới dạng nước sắc, tán bột hoặc hoàn viên uống.

Mã đề: Là thảo dước có tính lạnh, vị ngọt, tác dụng mát máu, làm sáng mắt, thông mồ hôi, khử nhiệt, ngưng cháy máu cam, tiểu tắc nghẽn, làm sạch phong nhiệt tại phổi, gan, trị chứng thấp nhiệt ở bàng quang, khiến lợi tiểu tiện, cường âm tích tinh mà không chạy khí.

Bạch phục linh: Theo Đông y, phục linh vị ngọt nhạt, tính bình, vào kinh tâm, phế, tỳ và thận. Bạch phục linh dùng trong các trường hợp tiểu ít, tiểu rắt, tiểu buốt, hồi hộp, nhịp tim nhanh, mất ngủ, phù nề, nôn thổ tiêu chảy; có tác dụng lợi thủy trừ thấp, kiện tỳ hòa vị, tăng cường khả năng miễn dịch, bổ tâm an thần, bảo vệ gan, chống loét đường tiêu hóa, chống u bướu và trấn tĩnh an thần.  Liều dùng: 10 – 32g, nấu hầm, chưng, sắc hãm.

Hiện có nhiều thuốc lợi tiểu trên thị trường, căn cứ vào cơ địa và tính trạng sức khỏe người bệnh mà các bác sĩ điều trị sẽ có chỉ định phù hợp. Để có thể điều trị bệnh an toàn và hiệu quả, người bệnh nên chọn bệnh viện YHCT uy tín, tuyệt đối tuân thủ đúng liệu trình dùng thuốc do bác sĩ chỉ định. Để đơn giản hơn, bạn cũng có thể đăng ký học Trung cấp Y học cổ truyền để có thể tự chăm sóc sức khỏe bản thân tốt nhất.