Khi sử dụng thuốc, dù là thuốc kê đơn theo chỉ định của Dược sĩ hay thuốc không kê đơn thì bạn đều cần phải rất thận trọng, không tùy tiện sử dụng.
- Dược sĩ cảnh báo uống thuốc bằng muỗng có thể giết chết con?
- Dược sĩ cảnh báo sử dụng dầu gió sai cách gây chết người?
10 lời khuyên của Dược sĩ khi uống thuốc
Lời khuyên của Dược sĩ khi uống thuốc kháng sinh
Tùy tiện về thời gian: Việc tùy tiện uống thuốc không đúng theo thời gian được các Dược sĩ trung cấp hướng dẫn sẽ làm nồng độ thuốc trong máu tăng cao, có thể gây nguy hiểm, trong khi buổi đêm lại không đạt hiệu quả điều trị.
Uống thuốc khô: Một số người bệnh thường không dùng nước mà nuốt thuốc kháng sinh luôn. Việc uông thuốc kiều này có thể làm tổn thương thực quản. Mặt khác do không có đủ nước để làm tan, một số loại thuốc kháng sinh sẽ kết thành sỏi ở trong cơ thể.
Nghiền thuốc hòa với nước uống: Một số loại thuốc khang sinh dàng viên với mục đích tác dụng chậm, phóng thích dần dần vào cơ thể. Nếu như bạn nghiền nhỏ ra, thuốc sẽ cho tác dụng cấp tập một lần, sẽ gây nguy hiểm.
Chọn nước uông thuốc sai: Lời khuyên của các Dược sĩ Trung cấp tốt nhất là uông thuốc bằng nước tra xanh (chè tươi hoặc chè búp khô) do nước trà xanh giúp kháng sinh đẩy nhanh tốc độ diệt vi khuẩn, trường hợp người bệnh không uống được nước trà xanh thì dùng nước sôi nguội . Tuyệt đối không uống thuốc với nước ép trái cây, sữa, cà phê, nước giải khát có ga.
Nằm để uống thuốc: Người bệnh cơ thể mệt mỏi khi sử dụng thuốc thường nằm để uống với tư thế này thì thuốc sẽ dễ bị dính vào vách thực quản, không những giảm hiệu quả điều trị của thuốc mà còn gây kích ứng thực quản dẫn đến ho, viêm, thậm chí tổn thương vách thực quản.
Uống thuốc không đúng cách có thể gây nguy hiểm tới tính mạng
Uống thuốc thẳng từ chai: Thường gặp với dạng thuốc nước. Cách uống này dễ làm thuốc bị nhiễm bẩn, nhanh biến chất, lại không thể kiểm soát chính xác liều lượng, dẫn đến không đạt hiệu quả điều trị hoặc quá liều.
Uống nhiều loại thuốc cùng lúc: Việc uống nhiều loại thuốc cùng một lúc thì sẽ làm ảnh hưởng đến việc hấp thu, phân bố, trao đổi giữa các thuốc và sự đào thải thuốc ra ngoài cơ thể, cũng như sự kết hợp giữa các loại thuốc với nhau.Nếu như loại thuốc có chất chua uống cùng với thuốc kháng sinh, sẽ làm giảm công hiệu của thuốc. Hai loại thuốc này nên uống cách nhau 2 – 3 giờ. Vì vậy, nếu bắt buộc phải uống nhiều loại thuốc thì nhất định phải sắp xếp thời gian và số lần cho hợp lý. Uống mỗi một loại thuốc ít nhất là phải cách nhau khoảng một giờ.
Uống quá nhiều nước: Điều này sẽ làm giảm lượng axít có trong dạ dày, không có lợi cho việc làm tan và hấp thụ thuốc. Thông thường, với thuốc viên, bạn chỉ cần một cốc nước ấm nhỏ. Với thuốc nước vị ngọt, nên uống nước sau 5 phút.
Vận động ngay sau khi uống thuốc: Thường phải sau 30-60 phút thì dạ dày mới hấp thụ hết và thuốc mới phát huy tác dụng. Quá trình này cần có đủ lượng máu tham gia tuần hoàn. Việc vận động ngay sau khi dùng thuốc sẽ khiến các cơ quan nội tạng không được cung cấp đủ lượng máu cần thiết, làm giảm hiệu quả hấp thu thuốc.
Ăn uống tùy tiện: Ngay cả thuốc Tây cũng có những kiêng kị trong ăn uống để tránh giảm hiệu quả trị liệu hoặc những tương tác nguy hiểm.Chẳng hạn khi dùng thuốc hạ huyết áp, chống đau tim, bạn cần kiêng ăn mặn, rượu và thuốc lá. Do đó, bạn nên hỏi bác sĩ và đọc kỹ hướng dẫn xem có phải kiêng gì không.
Nếu yêu thích ngành Dược, muốn trở thành Dược sĩ, bạn hãy liên hệ Trường trung cấp Y khoa Pasteur để đăng ký học.
Trường Trung cấp Y khoa Pasteur Hà Nội: Số 101 Tô Vĩnh Diện – Khương Trung – Quận Thanh Xuân – TP.Hà Nội. (Gần Cầu Vượt Ngã Tư Sở). Điện thoại tư vấn: 04.6296.6296 – 09.8259.8259
Trường Trung Cấp Y Khoa Pasteur Thái Nguyên: Ngõ 233 Đường Quang Trung – Tổ 8 Phường Tân Thịnh – TP Thái Nguyên. Điện thoại tư vấn: 0280.6556.333.
Nhà Trường vẫn liên tục Tuyển sinh Trung cấp Dược trong và ngoài giờ hành chính, lớp học buổi tối, lớp học cả ngày thứ 7 & CN, thời gian học tập linh hoạt giúp học viên có thể lựa chọn lớp cho mình phù hợp nhất.
Nguồn: alobasi