Tất cả các loại thuốc ngủ đều có thể gây hại cho cơ thể đến chết người nếu lạm dụng hoặc quá liều. Dược sĩ sẽ hướng dẫn bạn cách sơ cứu khi gặp trường hợp ngộ độc thuốc ngủ.
- Dược sĩ bật mí sự thật động trời về thuốc kháng sinh
- Dược sĩ cảnh báo các kiểu kết hợp thuốc cực kỳ nguy hiểm!
Triệu chứng của người bị ngộ độc thuốc ngủ
Nếu bị ngộ độc nhẹ thì vẫn ngủ say, thở vẫn đều, mạch vẫn đều và rõ, còn phản ứng khi bị cấu vào da hay châm kim… các phản xạ gân và đồng tử giảm hoặc vẫn bình thường. Còn người bị ngộ độc nặng sẽ rơi vào tình trạng hôn mê sâu, thở chậm và nông, khò khè, mạch nhanh, huyết áp hạ hoặc không đo được, đồng tử co và giảm phản xạ với ánh sáng, phản xạ gân, cơ mất.
Trong hơi thở của nạn nhân bị ngộ độc có thể có mùi thuốc. Nạn nhân khó thở, ngứa họng, ngứa mũi, có khi thở chậm hoặc nhanh hơn bình thường (người lớn bình thường thở từ 16-18 lần/phút). Nhịp tim đập nhanh, có khi đập chậm. Tim đập không đều, ngắt quãng. Hệ thần kinh cũng bị ảnh hưởng: Nếu bị nhẹ, nạn nhân sẽ bị nhức đầu, chóng mặt, hoa mắt. Nếu nặng, nạn nhân có thể bị co giật, mê sảng hay hôn mê.
Nạn nhân thấy mờ mắt, ù tai, đồng tử ở mắt có thể giãn to hoặc co lại nhỏ hơn bình thường, da khô, xanh tím. Có thể sốt cao hay hạ thân nhiệt, chân tay lạnh, vã mồ hôi… Ngoài ra còn bị nôn mửa, có thể nôn ra máu, đau bụng, tiêu chảy. Có thể bí tiểu, nước tiểu màu đỏ hồng (ra máu) hoặc đen, xanh, vàng tùy loại thuốc. Nếu bị nặng, nạn nhân có thể bị vô niệu (không tiểu được).
Sơ cứu người bị ngộ độc thuốc ngủ
Theo Zing News, BS Cao Xuân Phúc, Học viện Quân y 103 cho biết “Ngay khi phát hiện ra sự cố, cần khẩn trương gây nôn cho bệnh nhân. Kỹ thuật gây này rất quan trọng, người thân hoặc nhân viên y tế phải kích thích để bệnh nhân nôn càng nhiều càng tốt, càng sớm càng hay, càng khẩn trương càng có giá trị. Đây là phương thức hiệu quả nhất chống thuốc đi vào trong máu”, BS Xuân Phúc nhấn mạnh.
Có thể cho tay vào sâu bên trong cổ họng bệnh nhân nếu là trẻ em. Vì bé không dám tự gây nôn cho mình. Nếu bệnh nhân là người lớn, có thể hướng dẫn để bệnh nhân tự làm. Lúc này, việc gây nôn quan trọng hơn việc để ý tới ngón tay nhiễm khuẩn. Do đó, chỉ cần ngón tay sạch là có thể thực hiện. Khi ngón tay chọc vào gốc lưỡi, phản xạ nôn sẽ xuất hiện.
Theo BS Phúc, sau khi gây nôn, người thân phải chuyển ngay bệnh nhân tới bệnh viện để bác sĩ thực hiện các kỹ thuật cấp cứu tiếp theo.
“Người bệnh sẽ được rửa dạ dày để làm sạch các chất độc trong cơ thể. Các bác sĩ sẽ đặt một ống thông từ miệng vào thẳng dạ dày, truyền qua đó từ 300-500 ml nước. Tiếp đến, nhân viên y tế sẽ hạ thấp đầu ống thông để nước tự động chảy ra. Làm lặp lại liên tục cho đến khi dịch dạ dày trong, sạch chất độc. Đây là kỹ thuật can thiệp và sẽ gây cho người bệnh sự khó chịu, có thể không hợp tác, nhưng đó là việc bắt buộc phải làm”, BS Xuân Phúc nhấn mạnh.
Sau kỹ thuật này, người bệnh sẽ được truyền dịch (dịch muối), tốc độ khá nhanh kết hợp với thuốc lợi tiểu để hòa loãng máu và thải bỏ nhanh chất độc qua thận. Theo bác sỹ, nếu không có thuốc chống độc đặc hiệu, các biện pháp cấp cứu đầy đủ như trên cũng sẽ tăng khả năng sống sót cho người bệnh.
BS Phúc cũng đặc biệt lưu ý: “Điều quan trọng nhất là các kỹ thuật cấp cứu phải được thực hiện trong vòng 30 phút tính từ khi uống chất độc. Sau 2 tiếng, can thiệp này gần như không có giá trị trong cuộc chiến giành lại sự sống cho người bệnh”.
Nếu có đam mê với Ngành Dược, có nhu cầu học Trung cấp Dược để được Trường Trung cấp Y Khoa Pasteur đào tạo trở thành một Dược sĩ chuyên nghiệp hãy liên hệ:
Trường Trung cấp Y khoa Pasteur Hà Nội: Số 101 Tô Vĩnh Diện – Khương Trung – Quận Thanh Xuân – TP.Hà Nội. (Gần Cầu Vượt Ngã Tư Sở). Điện thoại tư vấn: 04.6296.6296 – 09.8259.8259
Trường Trung Cấp Y Khoa Pasteur Thái Nguyên: Ngõ 233 Đường Quang Trung – Tổ 8 Phường Tân Thịnh – TP Thái Nguyên, Tỉnh Thái Nguyên. Điện thoại tư vấn: 0280.6556.333.
Nhà trường liên tục Tuyển sinh Trung cấp Dược trong và ngoài giờ hành chính nhiều đợt trong năm 2015.
Click vào đây để Đăng ký tuyển sinh Trực tuyến
Theo: Alobacsi.com