Bé hình thành suy nghĩ, hoạt động ngay tư khi trong bụng mẹ. Những hoạt động Điều dưỡng đa khoa đưa ra dưới đây sẽ khiến chúng ta bật cười. Cùng khám phá xem bé đang làm gì trong bụng mẹ nhé.
Nấc
Đây là hiện tượng khá bình thường khi bé đã được trên 24-28 tuần tuổi, mẹ sẽ nghe thấy tiếng bé nấc trong bụng giống như tiếng nhịp tim đập hoặc tiếng “pop, pop” vậy. Tuy nhiên, không phải thai nhi nào cũng nấc khi trong bụng mẹ, tùy theo cơ địa của mẹ cũng như cơ địa của bé, bé có thể nấc từ 1-2 lần/ngày hoặc nấc nhiều hơn nhưng cũng có bé không bao giờ nấc.
Khóc
Thực hư chuyện thai nhi khóc trong bụng mẹ đến nay vẫn chưa có câu trả lời, và các nhà khoa học vẫn đang đau đầu nghiên cứu về hiện tượng kỳ lạ này.
Ngủ
Có lẽ trong bụng mẹ, điều bé thích làm nhất là ngủ. Như vậy giấc ngủ của một con người đã bắt đầu ngay từ khi mới thành hình trong bụng mẹ. Thậm chí, các nhà khoa học đã rất ngạc nhiên khi phát hiện ra rằng, thời gian bé ngủ chiếm tới 90-95%, ngay cả khi bé chưa có mí mắt (từ 20 tuần tuổi trở đi bé mới có mí mắt).
Tuy nhiên, thời gian bé ngủ sâu rất ngắn, chỉ khoảng 40 phút/ lần, sau đó bé sẽ giải lao bằng một số trò như nhào lộn, mút tay, uống nước ối,… và lại ngủ tiếp. Thật kỳ diệu đúng không. Nếu bé có dấu hiệu ít hoạt động, điều dưỡng viên khuyên mẹ hãy đi khám để có thể biết được nguyên nhân.
Lắng nghe và phản ứng
Bắt đầu từ 6 tháng tuổi, thính giác của bé rất nhạy cảm, bé đã có những phản ứng với âm thanh bên ngoài như tiếng của bố mẹ, tiếng xe cộ, tiếng nhạc hoặc âm thanh bên trong như tiếng nhịp tim, dạ dày co bóp, tiếng thở của mẹ,… Thậm chí, bé còn có những phản ứng rất thú vị như “con nghe rồi đó ạ” bằng cách tim đập nhanh hơn, chân tay đạp dữ dội để mẹ biết điều bé muốn nói.
Thưởng thức vị ngọt ngào
Bắt đầu từ tháng thứ 5 đến tháng thứ 7, bé đã có thể nếm các hương vị từ trong bụng mẹ, đó có thể là vị mặn hoặc ngọt của nước ối. Đây cũng là thời điểm, vị giác của bé phát triển rất mạnh, còn mạnh hơn cả người lớn nên bé thấy gì cũng ngon tuyệt. Tuy nhiên, đến tháng cuối thì vị giác lại giảm đi so với những tháng trước.
Mút ngón tay
Theo các chuyên gia điều dưỡng nhi khoa, ở tuần thứ 30 trở đi, bé đã bắt đầu có xúc giác và bé thích mút ngón tay cái hơn bất cứ hành động nào khác. Tuy nhiên, thi thoảng bé cũng sờ lên mặt hoặc sờ cánh tay, đầu gối, nghịch dây rốn.
Nhào lộn
Từ tuần thứ 8 thai kỳ, bé bắt đầu có những vận động từ nhẹ nhàng đến mạnh trong bụng mẹ và đến khoảng tuần thứ 18-20, mẹ sẽ cảm nhận được. Một trong những vận động đó là huých và nhào lộn. Từ tuần 29 trở đi bé ngày càng hoạt động mạnh hơn và 2 tuần cuối ở thai kỳ bé lại hạn chế vận động do cơ thể lúc này khá nặng, di chuyển khó khăn, tử cung cũng chật hơn.
Cũng theo các bác sỹ khoa sản, từ tuần 29 trở mẹ cần theo dõi sự vận động của bé, nếu cứ cách 10 phút bé cử động hoặc huých nhẹ hay mạnh vào bụng mẹ thì không đáng lo, nhưng bé nằm quá lâu mà không có cử động gì mẹ cũng cần phải cân nhắc đến bệnh viện khám ngay nhé.
Mắt đảo liên tục
Từ 16 tuần tuổi mẹ đã bắt đầu đảo mắt, nhưng đến 26 tuần tuổi, bé mắt đầu có những phản xạ ở mắt như đảo qua đảo lại thường xuyên, thậm chí bé còn có thể mở mắt và nhắm mắt liên tục ở các tuần cuối cùng. Bé cũng có thể nhìn thấy ánh sáng mờ mờ thông qua tử cung và nước ối nếu bụng mẹ bị một tia sáng chiếu vào và phản ứng khá nhạy cảm với luồng ánh sáng bên ngoài này bằng cách mở thật to mắt để nhìn.
Đau
Từ tuần 24 trở đi, bé đã biết đau và khó chịu nếu nước ối quá ít hoặc với các mẹ mang song thai còn thấy bé có thể “thượng cẳng chân hạ cẳng tay” với nhau để giành chỗ để chân vì tử cung của mẹ quá chật.
Đó cũng là lí do, nếu trong trường hợp bác sĩ phải chỉ định mổ cho mẹ thì họ sẽ tiêm thuốc tê cho thai nhi qua dây rốn để giảm đau đớn cho thai nhi dù chúng còn rất nhỏ.
Đi tiểu
Bé cũng đã bắt đầu biết đi tiểu ngay từ khi 3 – 4 tháng tuổi và ở 7 tháng tuổi, mỗi giờ bé tiết ra khoảng 10ml, trước khi sinh bé tiết nhiều hơn với 27ml. Nước tiểu và các chất thải của bé sẽ theo nhau thai của mẹ và bài tiết ra ngoài.
Nguồn: tapchidinhduong.vn