Những ứng dụng mạng xã hội như facebook, zalo được đẩy mạnh sử dụng trong mọi công tác để có thể tiếp cận gần hơn, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của dân rõ hơn là những việc làm thiết thực của Bộ Y tế nói chung và Ngành Y nói riêng.
Đẩy mạnh mạng xã hội để gần dân và lắng nghe tiếng nói của dân
Tin tức 24/7 cho hay, vào khoảng cuối tháng 12/2015, đợt tiêm chúng vaccine diễn ra và khiến cho người dân vô cùng khổ sở khi phải chen chúc đăng ký lịch tiêm cho con, vaccine hết, lịch nhầm, hẹn sai lịch. Để dễ dàng hơn cho người dân trong việc đăng ký tiêm chủng cho con, mới đây, Bộ Y tế đã cho ra mắt sổ tiêm chủng điện tử Zalo, nói về độ tiện lợi của ứng dụng này, chị Nguyễn Thị Thu Trang (Hai Bà Trưng, Hà Nội) chia sẻ: Sổ tiêm chủng trên Zalo không những giúp tiết kiệm thời gian cho gia đình mà còn tiêm chủng đúng hẹn được mà không cần phải đưa trẻ đến điểm tiêm chủng.
Đồng quan điểm với chị Trang, anh Nguyễn Văn Huy (ngõ 3, Thái Hà, Hà Nội) cũng cho biết: Trong sổ tiêm chủng Zalo của Bộ Y tế cũng có hướng dẫn rất rõ các bước cặn kẽ để cha mẹ không thể quên lịch tiêm chủng cho con. Cũng nhờ có sổ tiêm chủng Zalo mà gia đình tôi luôn nắm rõ được tình trạng tiêm chủng của con, khi nào tiêm, những mũi đã tiêm, sắp tiêm hoặc lịch hẹn tiêm chính xác, hoàn toàn tránh trường hợp đưa con đi tiêm sai lịch.
Mặc dù chỉ là hai trong gần 20.000 phụ huynh đang sử dụng sổ tiêm chủng trên Zalo của Bộ Y tế nhưng đã cho thấy rõ mức độ hài lòng với ứng dụng và cách làm này của Bộ Y tế.
Việc đẩy mạnh những ứng dụng mạng xã hội để phục vụ cho công tác Y tế không chỉ dừng lại ở đó, khoảng giữa năm 2016, khi dịch virus Zika bùng phát mạnh tại TP. HCM và các tỉnh phía Nam, Tây Nguyên, Bộ Y tế đã nhanh chóng tuyên truyền nâng cao ý thức phòng bệnh của người dân bằng cách liên tục cập nhật các thông tin liên quan đến bệnh dịch lên các phương tiện thông tin đại chúng đồng thời cử cán bộ Y tế đến từng nhà, từng địa phương để tuyên truyền các kiến thức về bệnh cũng như hỏi đáp Y Dược và các phòng bệnh an toàn để giúp giảm tỉ lệ mắc bệnh.
Đẩy mạnh truyền thông về lĩnh vực y tế
Bộ Y tế là một trong những cơ quan đầu tiên của Chính phủ đi đầu trong công tác ứng dụng mạng xã hội để có thể tiếp cận, lắng nghe và thấu hiểu người dân. Những việc làm như lập fapage, ứng dụng sổ tiêm chủng trên Zalo, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng…vô cùng thiết thực, cần phải được nghiên cứu, phát triển mạnh mẽ hơn nữa.
Ngoài việc công khai minh bạch các thông tin, chủ động đến gần với dân bằng việc tạo kênh đối thoại, Bộ Y tế còn khéo léo ứng dụng công nghệ mới để phục vụ cho công tác chăm sóc sức khỏe và bảo vệ người dân của mình. Người dân chơi facebook thì Bộ có fanpage, dân dùng Zalo thì Bộ có sổ tiêm chủng Zalo, dân cập nhật đến đâu, Bộ theo đến đó. Cho đến thời điểm hiện tại, fanpage chính thức của Bộ trưởng Bộ Y tế đã có hơn 373.500 lượt theo dõi và liên tục cập nhật các thông tin của lĩnh vực y tế cũng như hoạt động của Bộ trưởng.
Ngoài ra, người dân có thể thoải mái chia sẻ, phản ánh những bức xúc của mình qua đường dây nóng duy nhất 1900.9095, hoặc muốn phản ánh tình trạng thực phẩm bẩn với Bộ trưởng Bộ Y tế qua số điện thoại: 04.32321556.
Nói về vai trò của truyền thông trong công tác của ngành Y, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến nhấn mạnh “Truyền thông có vai trò rất quan trọng và luôn được ưu tiên hàng đầu trong quá trình triển khai các hoạt động của ngành. Đẩy mạnh thông tin truyền thông giáo dục sức khỏe là một trong những giải pháp nằm trong Chiến lược Quốc gia giai đoạn 2011 – 2020 đã được Chính phủ phê duyệt.
Trong thời gian tới, Bộ Y tế sẽ tiếp tục đẩy mạnh các công tác truyền thông trên các phương tiện truyền thông đại chúng và đẩy mạnh ứng dụng trên mạng xã hội để hướng tới mục tiêu “Xây dựng ngành Y tế thành một hệ thống truyền thông mạnh và có hiệu quả, giúp người dân chăm sóc tốt sức khỏe của mình” – Bộ trưởng Bộ Y tế nhấn mạnh.
Nguồn: Trungcapykhoa.com