Tìm hiểu sự phát triển của thai nhi trong từng tháng không bao giờ là thông tin thừa. Sau đây, Nữ hộ sinh sẽ cung cấp những hình ảnh chi tiết và chân thực nhất về toàn bộ quá trình hình thành và phát triển của thai nhi trong bụng mẹ.
- Nữ hộ sinh hướng dẫn các bước chuẩn bị để “vượt cạn” thành công
- Nữ hộ sinh cho biết Thai chết lưu dễ xảy ra nhất ở 3 tháng đầu
Biểu hiện của thai phụ sau 3 tháng đầu
Sau ba tháng đầu, các triệu chứng mang thai như ốm nghén, mệt mỏi đã gần như hết hẳn. Mẹ bầu cũng không còn phải lo lắng nhiều về vấn đề sảy thai nữa. Tam cá nguyệt thứ hai được đánh giá là an toàn, ổn định và là thời điểm mẹ bầu sẽ cảm thấy tràn trề năng lượng.
Tuần 14
Xung não của bé đã bắt đầu hoạt động, bé biết cử động các cơ trên khuôn mặt, thận cũng bắt đầu làm việc. Nếu siêu âm, mẹ thậm chí có thể thấy con đang mút ngón tay cái.
Tuần 15
Mí mắt của bé vẫn đóng nhưng có thể cảm nhận được ánh sáng. Nếu mẹ bật đèn pin soi vào bụng, bé sẽ di chuyển tránh khỏi chùm sáng ấy. Siêu âm trong Ngành Hộ sinh vào thời điểm này có thể cho thấy rõ ràng giới tính của bé.
Tuần 16
Các mảng tóc trên da đầu của bé bắt đầu mọc, đôi chân phát triển hơn và nếu cảm nhận kỹ, mẹ còn có thể thấy bé đang có những cú đạp. Đầu của bé thẳng hơn và đôi tai đang dần dịch chuyển về gần với vị trí cuối cùng.
Tuần 17
Em bé có thể di chuyển các khớp và bộ xương – sụn trước đây mềm thì bây giờ đã cứng cáp hơn. Dây rốn phát triển mạnh mẽ hơn và dày hơn.
Tuần 18
Em bé đang chứng tỏ sức mạnh cánh tay và chân của mình. Mẹ có thể cảm thấy những cử động của con rất rõ rêt.
Tuần 19
Các giác quan của bé như ngửi, nhìn, sờ, nếm và nghe đang được phát triển. Bé có thể nghe thấy giọng nói của mẹ. Hãy nói chuyện, hát cho bé nghe nhé.
Tuần 20
Em bé đã có thể nuốt và hệ tiêu hóa bắt đầu sản xuất phân su.
Tuần 21
Cử động của em bé đã chuyển từ rung động nhỏ thành những cú đá mạnh chọc vào thành tử cung. Mẹ bắt đầu quen thuộc hơn với các vận động của con trong bụng.
Tuần 22
Em bé bây giờ trông giống như một trẻ sơ sinh thu nhỏ. Các đặc điểm như môi và lông mày rõ ràng hơn.
Tuần 23
Tai của bé chọn lọc âm thanh ngày càng tốt hơn. Sau khi sinh, bé có thể nhận ra một số tiếng động mà bé từng nghe thấy bên trong bụng mẹ. Hãy tích cực nói chuyện và cho bé nghe nhạc trong tuần này.
Tuần 24
Da em bé vẫn còn mỏng và mờ, nhưng điều đó sẽ bắt đầu thay đổi từ tuần này.
Tuần 25
Làn da nhăn nheo của bé bắt đầu căng dần lên nhờ chất béo. Tóc cũng bắt đầu mọc dài và có màu sắc, kết cấu.
Tuần 26
Bé đang hít vào và thở ra nước ối, giúp phát triển phổi. Những động tác thở là thực hành tốt cho hơi thở đầu tiên ngoài không khí sau khi sinh.
Tuần 27
Đây là tuần cuối cùng của tam cá nguyệt thứ hai. Lúc này bé ngủ và thức dậy theo một lịch trình khá ổn định, não cũng phát triển rất tích cực, phổi tuy chưa được hình thành đầy đủ, nhưng họ có thể hoạt động bên ngoài dạ con với sự giúp đỡ của các phương pháp y tế.
Nguồn: Trung cấp Hộ Sinh