Danh mục
Trang chủ / Tin Tức 24/7 / Y học cổ truyền thuốc nam chữa bệnh cho người Việt?

Y học cổ truyền thuốc nam chữa bệnh cho người Việt?

Việt Nam là đất nước nhiệt đới, xung quanh chúng ta toàn cây thuốc quý, mỗi thuốc có công dụng chữa loại bệnh khác nhau. Xung quanh nhà toàn là cây thuốc vậy nên đừng để chết vì thiếu thuốc.

Thuốc nam Việt chữa người Nam Việt

Theo dòng lịch sử, từ thời Lý Thánh Tông năm 1572, có 3 vị tướng đời vua Lý Thánh Tông, sau khi phò vua đánh thắng giặc Chiêm đã về Nghĩa Trai, giúp dân khai khẩn đất hoang, trồng cây thuốc và hành nghề “cứu nhân độ thế”. Chuyện kể rằng, khi về đến vùng đất Nghĩa Trai, các vị tiền nhân liền lấy từ trong túi áo ra 3 hạt kinh giới hoa, bảo người dân trồng để làm thuốc chữa bệnh cùng với lời dặn dò con cháu: “Phải có tinh thần tự cường không phụ thuộc vào dược liệu phương Bắc. Thuốc nam Việt chữa người Nam Việt”. Chính những việc làm của các ông mà người đời sau này đã gọi các ông là “Phổ Minh Bồ Tát” nghĩa là người có tấm lòng cứu nhân độ thế.

Y học cổ truyền thuốc nam chữa bệnh cho người Việt?
Người dân nơi đây từ nhiều đời nay gắn bó son sắt với cây thuốc

Từ đó đến nay, trải qua bao năm tháng, qua bao triều đại và chịu nhiều tác động của nền kinh tế đất nước với bao nỗi truân chuyên – khi lên thác, lúc xuống ghềnh, nhưng người dân nơi đây vẫn một lòng son sắt với cây thuốc, với nghề thuốc, ngay cả khi trồng và chế biến mà không có người mua thuốc, hàng hoá ế ẩm, bèo bọt. Vậy mà, gần như 100% các hộ gia đình trong làng đều tham gia vào việc trồng trọt, khai thác, chế biến và buôn bán dược liệu. Tính đến nay, đã có 137 người hành nghề Y sĩ Y học cổ truyền “cứu người, giúp đời” qua các thế hệ. Có những gia đình 4-5 đời đều làm lương y.

Người dân nơi đây từ nhiều đời nay gắn bó son sắt với cây thuốc, cây thuốc nuôi sống người dân, chăm lo cho con em ăn học. Bởi vậy, bằng các mối quan hệ xã hội, vừa phát triển trong thôn xóm, người dân Nghĩa Trai đã mang nghề truyền thống của mình đến với các thôn, xã trong vùng và nhiều nơi khác trong cả nước để mở rộng việc trồng trọt, khai thác, chế biến và giao lưu buôn bán. Nhằm tăng cường năng lực cung cấp sản phẩm nam dược cho nhu cầu sử dụng ngày càng tăng trong và ngoài nước.

Biết nghề từ tấm bé

Ở làng Nghĩa Trai, từ người trẻ đến các cụ già đều tường tận về những bài thuốc cơ bản. Những đứa trẻ trong làng vừa lọt lòng đã được hít hương vị của thuốc bắc, biệt dược quý nên ai nấy lớn lên đều khỏe mạnh, thông minh, nhanh trí hơn người. Có những cậu bé dù chưa biết chữ nhưng đã biết cây thuốc nào trị bệnh gì và tác dụng của nó ra sao.

Vốn là vựa thuốc nam nên hàng năm có hàng nghìn tấn thuốc đã được làng Nghĩa Trai chế biến và cung cấp đi khắp mọi miền đất nước. Các nhà còn tận dụng cả những miếng đất hoang rìa đường, dọc bờ mương hoặc trong vườn để trồng cây thuốc. Cụ Đỗ Văn Ngợi (72 tuổi) là một trong những lão nông có tiếng trong làng với nhiều kinh nghiệm trồng trọt và luân canh chế biến thuốc. Bây giờ, tuy tuổi đã quá độ “cổ lai hy”, ít tham gia vào các việc nặng nhọc, song cụ vẫn luôn theo sát và truyền dạy cho con cháu những tinh chất quý giá mà cụ đã chắt chiu, sàng lọc được từ cả cuộc đời nông gia.

Y học cổ truyền thuốc nam chữa bệnh cho người Việt?
hàng năm có hàng nghìn tấn thuốc đã được làng Nghĩa Trai chế biến và cung cấp

Với chất giọng sảng khoái, cụ cho biết: “Đối với dân làng chúng tôi, đời nối đời, việc trồng và chế biến dược liệu là sự sống của mỗi gia đình. Đó là tâm huyết, là cái nhân, cái đức của người hành nghề lương y, vì chúng tôi là người chịu ảnh hưởng đầu tiên của chất lượng dược liệu trước khi nó được giao lưu đi các nơi, trước tất cả mọi người”.

Thanh niên trong làng muốn hành nghề Y học cổ truyền bốc thuốc phải trải qua quá trình học văn hóa và qua các bài thi thử nghiệm thực tế từ các vị cao niên giỏi nghề. Hàng năm, các gia đình có truyền thống lâu năm trong nghề vẫn tích cực tìm những người có tâm, có đức để dạy nghề làm thuốc.

Những năm gần đây, các thầy thuốc tích chữa bệnh cứu người, tham gia cứu chữa những ca bệnh khó nên được nhiều người trong cả nước biết đến. Nói về công cuộc các thế hệ “giữ lửa” cho vựa biệt dược trên 500 năm tuổi này, người dân trong làng thường nhắc đến những bô lão từng làm nên tên tuổi của làng thuốc như danh y họ Đỗ, Nguyễn, Trần. Mỗi dòng họ đều có những bài thuốc đặc trị một số loại bệnh khác nhau nên mới có chuyện hơn 500 năm qua, các gia đình trong thôn đều làm ăn trong sự hòa thuận.

Y sĩ YHCT – Lương y như từ mẫu

Hiện nay, dù người dân đã và đang chuyển mình theo cơ chế thị trường để sống bằng nghiệp trồng và bốc thuốc chữa bệnh do cha ông để lại. Thế nhưng, thế hệ đi sau vẫn luôn kế thừa thế hệ đi trước bằng cách gắn chữ “tâm”, chữ “nghĩa” khi làm nghề, để xứng với lời răn dạy của các bậc hiền nhân: “Lương y như từ mẫu”.

Cẩn trọng khi kết hợp Y học cổ truyển và Y học hiện đại

Buổi chiều chầm chậm rơi trên vùng quê yên bình. Xa xa vọng lên câu hát ru của người mẹ trẻ: “À ơi con ngủ cho ngoan/Để mẹ bốc thuốc cứu người an nguy/Sâm linh, bạch truật, đương quy/Phòng phong, kinh giới, a ngùy, đan sâm…”. Từ đây, cái nghề làm thuốc theo lời ru mà đi vào tiềm thức người dân từ đời này qua đời khác.

Nguồn: Báo lao động