Danh mục
Trang chủ / Trung Cấp Y / Hộ Sinh / Đừng bao giờ dại dột mà bấm lỗ tai cho trẻ nhỏ

Đừng bao giờ dại dột mà bấm lỗ tai cho trẻ nhỏ

Rất nhiều người tiến hành bấm lỗ tai cho trẻ khi trẻ chỉ mới 4 – 5 tháng tuổi. Theo Nữ hộ sinh thì điều này cực kỳ nguy hiểm đối với bé, ngay cả khi đã lớn thì nguy hiểm vẫn sẽ tồn tại.

Nhiều bậc phụ huynh thường tiến hành bấm lỗ tai cho bé khi bé mới chỉ mới được 4 – 5 tháng tuổi, thậm chí, có nhiều người còn làm việc này khi bé mới sinh được 1-2 ngày Việc xỏ lỗ tai cho bé có thể gây ra rất nhiều vấn đề đáng lo ngại. Bé sẽ phải đối mặt với nguy cơ bị tổn thương cho da và sẽ mất thời gian ngắn để chữa lành vết thương. Trong thời gian này các bé có thể phải đối mặt với nhiều vấn đề như nhiễm trùng, sẹo và một số bệnh tật do bấm lỗ tai khi còn quá nhỏ mà ra.

bam-lo-tai-cho-tre
Đừng dại dột mà bấm lỗ tai cho trẻ nhỏ

Bé dễ bị nhiễm trùng khi bấm lỗ tai

Bấm lỗ tai có thể gây ra nhiễm trùng vết thương cho trẻ, do các dụng cụ được dùng để bấm chưa được khử trùng sạch sẽ theo đúng quy chuẩn của Ngành Y.

Dụng cụ bấm lỗ tai thông thường không thể khử trùng theo cách cho vào nồi hấp khử trùng như các dụng cụ y tế chuyên dụng mà chỉ có thể khử trùng đơn giản như khử trùng với cồn hay các dung dịch khử trùng khác. Lý do bởi các dụng cụ bấm lỗ tai thường được làm từ nhựa, mà nhựa thì rất dễ bị tan chảy khi được cho vào nồi hấp. Trong khi đó, việc khử trùng trong nồi hấp thì khác hoàn toàn so với khử trùng với các dung dịch khử trùng. Khử trùng bằng nồi hấp sẽ giết chết tất cả các sinh vật có hại trên dụng cụ, nhưng khử trùng bằng cồn hay bằng các dung dịch khác chỉ làm giảm số lượng vi sinh vật có hại.

Như vậy, ngay cả khi bạn thường xuyên lau chùi dụng cụ bấm lỗ tai bằng các dung dịch khử trùng thì người bấm lỗ tai vẫn sẽ có nguy cơ cao bị lây lan bệnh, bị nhiễm trùng (như nhiễm trùng viêm gan và nhiễm trùng khuẩn tụ cầu) sau khi bấm lỗ tai. Điều này có thể gây chảy máu lỗ tai, hoặc bị áp xe nghiêm trọng. Trẻ cũng có thể có phản ứng dị ứng, cảm thấy đau và kích thích xung quanh vết thương do nhiễm trùng.

Sẹo lồi trên lỗ tai thường do bấm lỗ tai mà ra

Nguyên nhân của vết sẹo lồi này là kết quả của sự tăng sinh không kiểm soát của mô sợi sau khi da bị tổn thương. Những mảng da màu hồng, đôi khi đau và ngứa thường phát triển quanh khu vực bị tổn thương và sau đó lan rộng sang các mô xung quanh.

Đa phần sẹo lồi thường lành tính, tuy nhiên sẹo có thể gây nên một số biểu hiện có hại cho trẻ như: ngứa, đau nhức, giật nhẹ, co kéo… Sự tăng sinh không kiểm soát của mô sợi sau khi da bị tổn thương từ việc bấm lỗ tai ở trẻ là do người mẹ đã không có chế độ ăn kiêng và chăm sóc đúng cách cho bé. Đây chính là nguyên nhân khiến việc hình thành vết sẹo lồi khó chữa.

luu-y-khi-bam-lo-tai-cho-tre
Lưu ý khi bấm lỗ tai cho trẻ

Những lưu ý khi bấm lỗ tai cho trẻ:

Nữ hộ sinh khuyên mẹ bầu cần lưu ý những điều sau để việc bấm lỗ tai cho con diễn ra suôn sẻ và không để lại di chứng cho con:

– Chọn những nơi bấm lỗ tai uy tín, chất lượng và sạch sẽ.

– Kiểm tra thật kỹ dụng cụ bấm lỗ tai của con. Những dụng cụ như kim cần được dùng mới sau mỗi lần bấm và chúng cần được đựng trong những gói vô trùng.

– Yêu cầu người bấm lỗ tai cho trẻ dùng găng tay sử dụng 1 lần.

– Để vết thương nhanh lành và tránh tình trạng nhiễm trùng, nên để bé đeo hoa tai bằng chỉ trong vài tuần đầu tiên.

– Chú ý vệ sinh và ăn uống cho con sau khi bấm lỗ tai.

– Trong 2 tuần đầu sau khi bấm, tránh cho bé đi bơi bởi nước ở hồ bơi, biển chứa nhiều vi khuẩn, sẽ tăng nguy cơ bị nhiễm trùng tai bé.

– Sau khi bấm lỗ tai, các bà mẹ nên thường xuyên vệ sinh xung quanh vết thương hàng ngày, trong khoảng 7 tuần bằng chất khử trùng tốt.

– Nếu tóc bé dài, hãy cột tóc bé thật gọn gàng vì nó có thể làm vướng víu và dính vào lỗ tai vừa bấm.

– Chỉ nên bấm lỗ tai cho bé khi bé nhà bạn khoảng 7 tháng tuổi trở lên. Bởi vì ở lứa tuổi này, trẻ vẫn có thể chịu đựng đau đớn một chút và cơ thể bé cũng phù hợp để chữa lành vết thương nhẹ từ việc bấm lỗ tai.

Nguồn: Trungcapykhoa.com