Ghép tế bào gốc là phương pháp điều trị tốt nhất các bệnh lý ác tính về máu. Phối hợp với Kỹ thuật xét nghiệm, chẩn đoán, siêu âm, phương pháp ghép tế bào gốc đã khẳng định được giá trị cũng như đem lại cơ hội sống cho nhiều bệnh nhân.
- Xét nghiệm tầm soát chẩn đoán ung thư phụ nữ nên làm trước tuổi 40?
- Trung cấp Xét nghiệm Y học ngành học hấp dẫn trong lĩnh vực Y tế
Sống khỏe, lập gia đình sau ghép tế bào gốc
Anh Lâm Tiến Bình, quê Lạng Sơn, một bệnh nhân bị ung thư máu, là người đầu tiên được Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương tiến hành ghép tế bào gốc đồng loài từ năm 2008. Sau hơn 7 năm ghép, đến nay sức khỏe của anh ổn định, anh có thể làm việc như những người bình thường khác.
Anh chia sẻ: “Cách đây 7 năm, cuộc sống của tôi lúc đó đã rơi vào bế tắc, khủng hoảng khi biết mình bị bệnh máu nan y. Nhưng nhờ y học hiện đại, Xét nghiệm chẩn đoán sớm và dùng phương pháp ghép tế bào gốc tiên tiến mà tôi lại được sống đến ngày hôm nay”.
Anh Bình cho biết thêm, kể từ sau khi kết thúc ca ghép tế bào gốc tại Viện, anh chỉ phải dùng thuốc thêm 6 tháng. Hiện nay, anh vẫn rất khỏe mạnh, hạnh phúc bên gia đình và không phải dùng thêm bất kỳ một loại thuốc nào.
Chia sẻ về những trường hợp ghép tế bào gốc đã thành công tại bệnh viện, TS Bạch Quốc Khánh – Phó viện trưởng Viện Huyết học và truyền máu Trung ương tâm sự, có lẽ mỗi khi nhận được những hình ảnh sống khỏe, lập gia đình và có con của các bệnh nhân là ông thấy hạnh phúc nhất.
Ghép tế bào gốc từ màng cuống rốn
Một tiến bộ vượt bậc nữa là ghép tế bào gốc từ màng cuống rốn. Kỹ thuật này đã được triển khai tại Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương từ đầu năm 2014.
Hoàng Thị Thùy Linh 28 tuổi, quê Quảng Bình là người đầu tiên được thực hiện kỹ thuật này. Linh kể từ cuối năm 2013, sau một đợt sốt kéo dài không rõ nguyên nhân, em đi viện khám và được chẩn đoán là mắc Lơ-xê-mi cấp thể M5a (ung thư máu). Sau khi điều trị được 3 tháng, các bác sỹ của Viện đã quyết định sẽ tiến hành ghép tế bào gốc đồng loài cho bệnh nhân.
Điều đặc biệt mà Kỹ thuật viên xét nghiệm muốn nói ở đây chính là Viện đã tiến hành ghép tế bào gốc từ nguồn tế bào gốc máu dây rốn cộng đồng không cùng huyết thống (bệnh nhân không có anh, chị em ruột hiến tế bào gốc phù hợp).
Sau 1 năm thực hiện ca ghép, Thùy Linh đã trở lại là một cô gái xinh tươi và khỏe mạnh. Thùy Linh chia sẻ: “Có lẽ em là người may mắn nhất trên cuộc đời này khi là bệnh nhân đầu tiên được tiến hành ghép tế bào gốc từ nguồn máu dây rốn cộng đồng.
Chính bác sỹ của viện đã truyền cho em niềm tin, sự can đảm để em đối diện và vượt qua trọng bệnh để viết tiếp những ước mơ đang còn dang dở của cuộc đời”.
Linh cho biết thêm: “Ngày xưa trông em gầy lắm, nhưng từ khi ca ghép thành công, em tăng cân và khỏe hơn trước nhiều”.
Chi phí rẻ hơn rất nhiều so với quốc tế
Từ năm 2014, Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương đã triển khai ngân hàng tế bào gốc máu dây rốn cộng đồng. Sau hơn 1 năm hoạt động, ngân hàng đã xử lý và lưu trữ thành công trên 1.700 mẫu tế bào gốc từ máu dây rốn do các sản phụ tự nguyện hiến tặng, trong số đó đã có 1.551 mẫu đã được Xét nghiệm Y học SSO (độ phân giải cao) sẵn sàng để ghép cho người bệnh có nhu cầu.
Tới nay, đã có 10 bệnh nhân được ghép tế bào gốc từ nguồn máu dây rốn cộng đồng. Như vậy, Ngân hàng tế bào gốc máu dây rốn cộng đồng đã mở ra hi vọng cho những người bệnh không có người hiến tế bào gốc cùng huyết thống được điều trị bằng kỹ thuật hiện đại này.
Theo BS CKII Võ Thị Thanh Bình, Trưởng khoa ghép tế bào gốc của Viện cho biết: Hiện nay, chi phí cho mỗi hình thức ghép khác nhau, đối với ghép tế bào gốc tự thân mỗi ca ghép có tổng chi phí khoảng 100 đến 300 triệu đồng, trừ chi phí bảo hiểm chi trả thì người bệnh phải tri trả khoảng 150 triệu đồng.
Tương tự, đối với ghép tế bào gốc đồng loài tổng chi phí khoảng 600 đến 800 triệu đồng, người bệnh phải trả 200 đến 300 triệu đồng.
Ghép bằng nguồn máu dây rốn không cùng huyết thống tổng chi phí ước tính khoảng 1,2 tỷ đến 1,5 tỷ đồng, trong đó bệnh nhân phải chi trả khoảng 600 đến 800 triệu đồng. Giá thành này chỉ bằng 1/3 – 1/4 so với một số nước trên thế giới.
Trong thời gian qua, Viện Huyết học – Truyền máu TW đã ghép cho nhiều bệnh nhân từng đi điều trị tại Singapore, Trung Quốc, Ba Lan… về điều trị tại Viện.
Nguồn: infonet.vn